Chào Luật sư. Hiện tại tôi đang làm việc theo hợp đồng lao động cho một công ty và có đóng bảo hiểm xã hội. Sắp tới tôi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định. Tuy nhiên, tôi không biết rằng là sau khi đóng bảo hiểm xã hội thì sau này được hưởng lương hưu như thế nào, cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện ra sao. Vì vậy, rất mong luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc trên, Xin cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng cũng như phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Do vậy, việc tham gia loại hình bảo hiểm này là hoàn toàn tự nguyện, người lao động có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH = Bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. (Căn cứ theo Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Lương hưu là gì?
Lương hưu là khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật. Chế độ này sẽ giúp bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân. Người lao động sẽ được hưởng lương hưu khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó.
Điều kiện để hưởng lương hưu hiện nay
Về quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu, Điều 73, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định rằng: Người lao động sẽ được hưởng lương hưu khi đủ tuổi về hưu (nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi) và sau khi đã đóng đủ 20 năm Bảo hiểm xã hội trở lên.
Trong trường hợp người lao động đủ điều kiện nhưng chưa đóng đủ thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội, thì người lao động sẽ được đóng đến khi đủ thời gian quy định để hưởng lương hưu. Để nhận được lương hưu, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định và nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện hoặc tỉnh/quận nơi tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Trước năm 2022, người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đáp ứng đồng thời cả 2 điều kiện sau: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định; Đủ 20 năm tham gia BHXH; Kể từ năm 2022, điều kiện để hưởng lương hưu có sự điều chỉnh, cụ thể là: Nữ đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và nam đủ 60 tuổi 6 tháng. Đã đóng đủ 20 năm BHXH.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết, tổ chức chi trả lương hưu cho người lao động theo hàng tháng. Trong trường hợp hồ sơ không được chấp nhận sẽ có phản hồi rõ ràng cho người lao động về lý do bằng văn bản.
Trước năm 2022, người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đáp ứng đồng thời cả 2 điều kiện sau: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định; Đủ 20 năm tham gia BHXH; Kể từ năm 2022, điều kiện để hưởng lương hưu có sự điều chỉnh, cụ thể là: Nữ đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và nam đủ 60 tuổi 6 tháng. Đã đóng đủ 20 năm BHXH.
Tỷ lệ hưởng lương hưu
Tỷ lệ hưởng lương hưu được tính theo số năm đóng BHXH tương ứng với năm nghỉ. Chi tiết được tổng hợp qua bảng dưới đây. Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 – 6 tháng tính là nửa năm; từ 7 – 11 tháng tính là một năm.
Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015, Điều kiện về đóng BHXH tự nguyện như sau:
“Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật BHXH”.
Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành, điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng để hưởng lương hưu được quy định như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH. Cụ thể như sau:
Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Như vậy công thức tính lương hưu được xác định như sau:
Lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng | x | Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH |
Người tham gia BHXH tự nguyện cũng có thể rút BHXH 1 lần bất cứ khi nào cần thiết.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết:
- Độ tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội theo quy định năm 2023
- Cách tính lương hưu ngành độc hại theo quy định năm 2022
- Dự kiến tăng lương hưu và các loại trợ cấp từ 01/01/2022
- Tiền lương làm thêm giờ có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn về dịch vụ soạn thảo đơn xin ly hôn đơn phương viết tay hoặc các vấn đề pháp lý khác cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định mức hưởng lương hưu hằng tháng đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện như sau: Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được quy định như sau: – Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được quy định như sau: Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, lương hưu được cơ quan BHXH chi trả hàng tháng cho người lao động. Tuy nhiên cũng có trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu được yêu cầu hưởng trợ cấp 1 lần, áp dụng cho Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.