Xin chào Luật sư X. Hiện tại em đang rất hoang mang liên quan đến việc xác định quan hệ huyết thống để kết hôn, mong được Luật sư giải đáp. Cụ thể là em và bạn trai đã có mối quan hệ yêu đương được 2 năm, nay cả hai quyết định sẽ về chung một nhà. Chúng em có về ra mắt gia đình hai bên thì phát hiện rằng bà nội của em là chị của bà nội người yêu nên có bị gia đình ngăn cấm kết hôn. Em có thắc mắc rằng theo quy định thì em và người yêu có thể tiến tới hôn nhân được hay không? Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, em xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Hiện nay khi tiến hành đăng ký kết hôn thì vấn đề về điều kiện để hôn nhân hợp pháp được quan tâm, chú trọng nhiều đến trong đó có việc xác định quan hệ huyết thống để kết hôn. Bạn hãy đọc nội dung bài viết dưới đây đế nắm rõ quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Như thế nào là quan hệ huyết thống?
Theo khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Theo đó những người có cùng họ hàng gần gũi với nhau, có cùng dòng máu trực hệ được xem là những người có cùng quan hệ huyết thống.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không cho phép các hành vi quan hệ tình dục giữa những người có quan hệ huyết thống với nhau. Việc quan hệ tình dục giữa những người có cùng huyết thống trực hệ với nhau là một trong những hành vi bị cấm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm:
– Cha mẹ là đời thứ nhất
– Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai
– Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì ta xác định như sau:
Ông bà cụ nội là người sinh ra bà nội bạn và bà nội của bạn trai bạn là đời thứ nhất.
Bà nội bạn và bà nội của bạn trai bạn là đời thứ hai.
Mẹ của bạn và mẹ bạn trai bạn là đời thứ ba.
Bạn và bạn trai bạn là đời thứ tư.
Quy định chung về điều kiện kết hôn
Điều kiện kết hôn là đòi hỏi về mặt pháp lí đối với nam, nữ và chỉ khi thoả mãn những đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn. Cổ luật và tục lệ ở Việt Nam đã buộc nam, nữ phải tuân theo một số quy định khi kết hôn.
Việc quy định điều kiện kết hôn cần phải được kết hợp với tri thức của nhiều ngành khoa học như y học, tâm lí học, xã hội học, luật học…, đồng thời, phải căn cứ vào phong tục, tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, ở từng quốc gia, từng thời điểm khác nhau, căn cứ vào những yếu tố trên mà có những quy định khác nhau về điều kiện kết hôn.
Ở Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình những năm trước quy định nam, nữ khi kết hôn phải có những điều kiện sau:
1) Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên;
2) Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở;
3) Các bên nam, nữ không thuộc một trong các trường hợp cấp kết hôn.
Khi yêu cầu đăng kí kết hôn, nam nữ chưa đáp ứng những điều kiện trên thì cơ quan đăng kí kết hôn có quyền từ chối đăng kí kết hôn cho họ. Trong trường hợp nam, nữ đã được đăng kí kết hôn nhưng một trong các bên hoặc cả hai bên vi phạm một trong các điều kiện kết hôn thì việc kết hôn đó là trái pháp luật và Toà án có quyền huỷ bỏ việc kết hôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu.
– Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn mà không quy định tuổi tối đa.
– Quy định này trước hết xuất phát từ cơ sở khoa học. Các nghiên cứu trong lĩnh vực y học đã chỉ rõ phải đạt đến độ tuổi này nam, nữ mới phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý. Do vậy, họ có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ. Đồng thời, họ cũng đủ trưởng thành để thực hiện các nghĩa vụ của người làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ; cùng nhau chia sẻ gánh vác các công việc gia đình…Vì thế, quy định về tuổi kết hôn này góp phần tạo dựng lên những cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững.
– Quy định này còn dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội, phong tục, tập quán và truyền thống, văn hóa của dân tộc. Điều này giải thích rõ vì sao tuổi kết hôn trong pháp luật của các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau.
– Quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với nữ theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thể hiện sự thống nhất và đồng bộ vớLcác quy định trong hệ thống pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi. Vì vậy, quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 còn thể hiện sự thống nhất và đông bộ với các quy định trong hệ thống pháp luật.
Người có quan hệ huyết thống mấy đời thì được phép kết hôn?
Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật không cho phép những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Pháp luật đã quy định rõ về các điều kiện kết hôn giữa hai bên nam nữ nhằm tránh các trường hợp khi có ý định kết hôn thì phát hiện mình có họ hàng gần với nhau, hạn chế những rủi ro không đáng có về các quan hệ xã hội cũng như về mặt y tế.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì trường hợp này bạn và bạn trai đã là ở đời thứ 4 nên không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn với nhau. Nếu như các bạn đồng thời không thuộc các trường hợp cấm kết hôn và thỏa mãn điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì có thể kết hôn với nhau mà không vi phạm pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?
- Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu để hưởng chế độ bảo hiểm?
- Kinh phí cưỡng chế thu hồi đất hiện nay là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục xin xác nhận hai tên là của một người. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Pháp luật quy định như vậy bởi vì khi kết hôn giữa những người có họ hàng gần thì đời con có tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng, tạo điều kiện cho các gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình.
Trường hợp quan hệ tự nguyện
Nếu tự nguyện quan hệ tình dục giữa những người cùng huyết thống; người thực hiện có thể bị xử lý về Tội loạn luân.
Trường hợp cưỡng ép quan hệ trái ý muốn
– Tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm hoặc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
– Sớm bị khiếm thính và suy giảm thị lực.
– Dị tật bẩm sinh vì rối loạn di truyền.
– Khuyết tật hoặc chậm phát triển về mặt trí tuệ.
– Chậm hoặc không thể phát triển thể chất.