Cách xử lý hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty năm 2023

bởi Hương Giang
Hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty

Hóa đơn đầu vào là chứng từ quan trọng nhằm ghi nhận các khoản chi tiêu của doanh nghiệp trong năm tài chính. Vì nhiều lý do mà trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải thay đổi địa chỉ sang một nơi khác so với địa chỉ ghi nhận trên hóa đơn đầu vào. Khi đó, nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu trong trường hợp thay đổi địa chỉ công ty có cần thay đổi nội dung trên hóa đơn đầu vào không? Cách xử lý hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty hiện nay như thế nào? Thời hạn xử lý hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty là bao lâu? Luật sư X sẽ làm rõ những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Căn cứ pháp lý

Hóa đơn đầu vào là gì?

Hóa đơn đầu vào được hiểu là những dạng hóa đơn sử dụng vào mục đích mua sắm hàng hóa, vật tư, thanh toán dịch vụ,… phục vụ cho doanh nghiệp.

Những chứng từ cần thiết với hóa đơn đầu vào:

1. Hợp đồng mua bán hàng hóaNếu hợp đồng không ghi rõ các danh mục, sác mặt hàng bán ra thì cần bổ sung phụ lục kèm theo có ghi chi tiết các danh mục hàng hóa mua vào.
2. Phiếu nhập kho Với hàng hóa mua vào.
3. Phiếu thu, biên laiGhi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với các loại hàng hóa mua vào khác nhau.
4. Biên bản thanh thanh lý hợp đồng mua bán

Thay đổi địa chỉ công ty có cần thay đổi nội dung trên hóa đơn đầu vào không?

Căn cứ khoản 4, điều 15, nghị định 123/2020/NĐ-CP

Điều 15. Đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

4. Trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện thay đổi thông tin và gửi lại cơ quan thuế theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử…..”

Như vậy, việc thay đổi địa chỉ công ty sẽ làm cho một số các giấy tờ nội bộ công ty phải tiến hành việc điều chỉnh cho khớp với thông tin đã thay đổi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đặc biệt một trong các giấy tờ quan trọng là hóa đơn đầu vào của công ty. Dù thay đổi cùng quận, huyện, khác quận, huyện nhưng trong cùng tỉnh, thành phố hay khác tỉnh, thành phố thì trên hóa đơn của công ty đã đặt in đều phải điều chỉnh lại địa chỉ sao cho đúng với đăng ký kinh doanh của công ty.

Cách xử lý hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty

Cách xử lý hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty không làm thay đổi mã số thuế, cơ quan thuế

Hiện nay, khi thay đổi địa chỉ kinh doanh, các doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục theo quy định pháp với bên Sở kế hoạch đầu tư để được nhận giấy phép kinh doanh mới, có ghi nhận địa chỉ mới. Đồng thời, nếu việc thay đổi địa chỉ kinh doanh không làm thay đổi mã số thuế, khi muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn đã đặt in trước đó, doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục như sau:

  • Thực hiện đóng dấu tên, địa mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn trên hóa đơn đã đặt in;
  • Tiến hành lập Thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn (theo quy định của Thông tư số 39) rồi gửi tới cơ quan thuế.
    Theo đó, mẫu Thông báo điều chỉnh thông báo phát hành hóa đơn đã có sẵn trên phần mềm HTKK, bạn và doanh nghiệp có thể lập trên đó, xuất kế file XML, rồi tiến hành nộp online.

Sau khi đã gửi Thông báo điều chỉnh hóa đơn tới cơ quan thuế, bạn và doanh nghiệp có thể liên hệ lại với Chi cục Thuế trực thuộc để xem có cần nộp hồ sơ bản cứng nữa hay không.
Ngay sau khi tiến hành xong các thủ tục trên, doanh nghiệp hoàn toàn được phép sử dụng hóa đơn có in địa chỉ mới một cách hợp pháp.

Cách xử lý hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty dẫn tới thay đổi mã số thuế, cơ quan thuế

Với những trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh có kéo theo thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế, khi muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn thì sẽ phải tiến hành các thủ tục sau:

  • Lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
  • Lập Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng BK01/AC (theo quy định Thông tư số 39);
  • Nộp Báo cáo và Bảng kê đã lập cho cơ quan thuế – nơi mà doanh nghiệp chuyển đi.
    Lưu ý rằng: Bạn và doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập Báo cáo và Bảng kê trên phần mềm HTKK, xuất kết file XML rồi gửi online tới cơ quan thuế.
    Sau khi đã tiến hành xong thủ tục trên, đơn vị kinh doanh tiếp tục tiến hành thủ tục với cơ quan thuế nơi chuyển đến:
  • Đóng dấu địa chỉ mới lên hóa đơn;
  • Lập Thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn;
  • Lập Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng;
  • Nộp Thông báo và Bảng kê trên tới cơ quan thuế nơi chuyển đến.
    Tương tự như với thủ tục gửi cho cơ quan thuế nơi chuyển đi, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập Thông báo và Bảng kê trên phần mềm HTKK, xuất kết file XML rồi gửi online tới cơ quan thuế.
    Riêng đối với trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã in địa chỉ cũ thì phải tiến hành thủ tục sau:
  • Thực hiện hủy bỏ hoàn toàn các số hóa đơn chưa sử dụng;
  • Thông báo kết quả hủy với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
    Chi tiết quy định hủy bỏ hóa đơn này, bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo tại Khoản 1, Mục IV của Công văn số 21o/TCT-TVQT.
Hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty
Hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty

Thời hạn xử lý hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty

Với trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chỉnh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng chưa thực hiện điều chỉnh thông tin đăng ký với cơ quan thuế, nếu vẫn trong thời hạn 10 ngày (tính từ ngày thay đổi địa chỉ) doanh nghiệp có phát sinh hóa đơn GTGT và ghi địa chỉ cũ thì vẫn được chấp nhận.
Ngược lại, trường hợp hóa đơn khi thay đổi địa chỉ kinh doanh nhưng vẫn ghi địa chỉ cũ, nếu vượt quá thời hạn 10 ngày thì hóa đơn sẽ không được chấp nhận, đơn vị kinh doanh cần phải điều chỉnh lại thông tin trên hóa đơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết tới bạn và doanh nghiệp cách xử lý hóa đơn nói chung và hóa đơn nói riêng khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ làm hóa đơn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hóa đơn đầu vào khi thay đổi địa chỉ công ty” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về phí ly hôn đơn phương, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Hộ kinh doanh có cần hoá đơn đầu vào hay không?

Theo quy định, nếu hộ kinh doanh của bạn kinh doanh với quy mô lớn thì áp dụng phương pháp kê khai khi nộp thuế thì thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trong trường hợp này bạn phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn bao gồm Hóa đơn đầu ra và Hóa đơn đầu vào.

Hóa đơn đầu vào xuất sau khi đổi tên công ty thì xử lý thế nào?

Với hóa đơn đầu vào xuất sau ngày đổi tên công ty, doanh nghiệp cần phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và ghi rõ lý do là sai tên công ty. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp có thể phát sinh liên quan đến việc đổi tên công ty mà kế toán viên cũng cần nắm được. Đơn cử như thay đổi tên công ty nhưng giữ nguyên mã số thuế hay đổi cả tên công ty và địa chỉ, mã số thuế… Với từng tình huống cụ thể thì cách xử lý ra sao? E-invoice sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời!

Tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn đầu vào gồm những nội dung gì?

Yêu cầu tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn như sau:
Hóa đơn phải bao gồm đầy đủ thông tin: Ngày/tháng/năm phát hành hóa đơn, họ và tên, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, tài khoản thanh toán (nếu có) của người bán và người mua.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản ( nếu chuyển khoản cần ghi rõ số tài khoản)
Thông tin hàng hóa, dịch vụ: Tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn vị tính, đơn giá, số tiền, tiền hàng, thuế suất, thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán.
Chữ ký người mua và người bán (Nếu không có chữ ký của giám đốc thì cần có giấy ủy quyền, đóng dấu treo góc bên trái hóa đơn kèm chữ ký người ủy quyền)
Dấu của đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm