Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi đang có một số thắc mắc về luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam. Khi Luật sư có quyền nhận thù lao từ khách hàng theo thỏa thuận khi thực hiện dịch vụ pháp lý hoặc từ cơ quan tiến hành tố tụng khi tham gia tố tụng theo chỉ định. Thù lao của luật sư là một khoản tiền bù đắp cho công sức mà người luật sư đã bỏ ra. Tuy nhiên thì thù lao của luật sư được tính như thế nào? Được căn cứ vào đâu để tính thù lao cho luật sư. Khách hàng có nhu cầu cần Luật Sư tư vấn thì thù lao là một trong những yếu tố khách hàng cần quan tâm. Để giải đáp thắc mắc trên của bạn, mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Căn cứ nào được sử dụng để tính thù lao của luật sư?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Thù lao của luật sư được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thù lao của luật sư trong vụ án hình sự được quy định như sau:
Trường hợp Luật sư tự mình tham gia tố tụng trong vụ án hình sự: khoản 1 Điều 56 VBHN số 03/VBHN-VPQH Luật Luật sư và Khoản 1 Điều 18 Nghị định 123/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 137/2018/NĐ-CP quy định Thù lao của Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Trường hợp Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tố tụng: quy định tại Điều 57 VBHN số 03/VBHN-VPQH Luật Luật sư và Khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 137/2018/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP như sau: mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Căn cứ nào được sử dụng để tính thù lao của luật sư?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Luật sư 2006 thì căn cứ và phương thức tính thù lao luật sư được quy định cụ thể như sau:
– Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
+ Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
+ Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
+ Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
– Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:
+ Giờ làm việc của luật sư;
+ Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
+ Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
+ Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
Thù lao của luật sư trong vụ án dân sự là bao nhiêu?
Theo Điều 56 Luật Luật sư 2006, trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý thì:
Mức thù lao được thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định.
Tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý do các bên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Như vậy, thù lao của luật sư trong vụ án dân sự sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý và được tính theo căn cứ và phương thức sau đây:
Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ:
Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
Thù lao được tính theo các phương thức:
Giờ làm việc của luật sư;
Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
Thù lao của luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Luật sư 2006 thì mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ sau:
-Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
-Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
-Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2013/NĐ-CP và Điều 19 Nghị định 123/2013/NĐ-CP thì mức thù lao được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thỏa thuận.
Trong đó, mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, áp dụng đến ngày hết ngày 30/06/2023.
Như vậy, thù lao của luật sư tham gia tố tụng theo thỏa thuận với khách hàng do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận nhưng không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở trên 01 giờ làm việc của luật sư tương ứng với số tiền thù lao tối đa mà luật sư có thể nhận được là 447.000 đồng/giờ.
Thù lao của luật sư tham gia tố tụng hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP về Thù lao của luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng như sau:
Mức thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 0,4 lần mức lương cơ sở.
Ngày làm việc của luật sư được tính trên cơ sở 08 giờ làm việc.
Trong trường hợp, luật sư làm việc trong nhiều ngày, nhưng mỗi ngày thực hiện không đủ 08 giờ, thì số ngày làm việc của luật sư được tính trên tổng số giờ làm việc thực tế của luật sư. Số giờ làm việc lẻ còn lại (nếu có) được tính như sau:
Nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 06 giờ thì tính thành ½ ngày làm việc.
Nếu số giờ làm việc lẻ từ 06 giờ trở lên thì tính thành 01 ngày làm việc.
Thời gian làm việc của luật sư được tính bao gồm:
Thời gian gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử: Được xác định bằng thời gian thực tế luật sư gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam của cơ quan tiến hành tố tụng theo lịch cho phép;
Thời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa: Được xác định căn cứ theo văn bản thoả thuận về số ngày thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa giữa cơ quan tiến hành tố tụng với luật sư tuỳ theo tính chất phức tạp của từng vụ án;
Thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng: Được xác định theo bảng chấm công có xác nhận của nơi luật sư đến nghiên cứu hồ sơ;
Thời gian tham gia phiên tòa: Được xác định theo thời gian diễn ra phiên toà xét xử; trong trường hợp phiên toà hoãn xử không phải do yêu cầu của luật sư và luật sư không được báo trước, thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thanh toán tiền thù lao cho luật sư bằng ½ ngày làm việc của luật sư;
Thời gian hợp lý khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện việc tham gia tố tụng.
Trường hợp luật sư gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo lịch cho phép gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam hoặc thời gian tham gia phiên tòa vào ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ thì thời gian làm việc được tính mức theo nguyên tắc chi trả tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
-Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường.
-Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
-Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian làm việc của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận trên cơ sở tổng hợp thời gian làm việc tại điểm a, b, c, d, đ khoản này, làm căn cứ chi trả thù lao cho luật sư.
Ngoài khoản tiền thù lao, trong quá trình chuẩn bị và tham gia bào chữa tại phiên toà, nếu luật sư phải đi công tác thì được thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước theo mức chi áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
Thời gian và địa điểm đi công tác của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng xác nhận.
Ngoài khoản thù lao và các khoản chi phí trên, luật sư không được đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền, lợi ích nào khác từ người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thân nhân của họ.
Trong đó, mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, áp dụng đến ngày hết ngày 30/06/2023 thì thù lao tạm tính của luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng là 596.000 đồng/ngày.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Căn cứ nào được sử dụng để tính thù lao của luật sư chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Căn cứ nào được sử dụng để tính thù lao của luật sư?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Khi nào người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam?
- Diện tích đất thổ cư tối thiểu là bao nhiêu?
- Không đứng tên sổ đỏ có vay ngân hàng được không?
- Quyền của đương sự trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 2, Điều 55 của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (gọi tắt là Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), quy định Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của luật sư;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
Thù lao của luật sư là khoản tiền mà khách hàng phải trả cho công sức lao động trí tuệ của luật sư. Ngoài thù lao luật sư thì khách hàng cần chi trả cho chi phí sau:
-Chi phí Văn phòng
-Chi phí đi lại, lưu trú, liên hệ công tác
Chi phí tố tụng hình sự là số tiền hợp lý, cần phải chi trả cho các hoạt động tố tụng cần thiết trong quá trình tố tụng vụ án hình sự. Tại Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định chi phí tố tụng bao gồm:
-Án phí
-Lệ phí
-Chi phí tố tụng khác.
Hoàn cảnh neo đơn, đặc biệt khó khăn
Người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn
Theo diện được chỉ định
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Người khuyết tật có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn
Các vụ án có dấu hiệu oan sai mà người dân có hoàn cảnh khó khăn không có chi phí theo đuổi công lý