BLDS 2015 đã có những bổ sung quan trọng, đặc biệt là quy định về quyền hưởng dụng trong chế định quyền khác đối với tài sản. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các tài sản, các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo đảm khai thác được nhiều lợi ích nhất trên cùng một tài sản. Vậy căn cứ xác lập quyền hưởng dụng là gì?
Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lý
Quyền hưởng dụng là gì?
Quyền hưởng dụng được quy định từ Điều 257 đến Điều 266 tại Mục 2 Chương XIV về quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Điều 257 BLDS năm 2015 quy định:
“Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác; trong một thời hạn nhất định”.
Như vậy, quyền hưởng dụng được hiểu là quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản của một chủ thể không phải là chủ sở hữu tài sản. Quyền này chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định chứ không tồn tại vĩnh viễn.
Khi quyền hưởng dụng được thiết lập trên một tài sản thì người hưởng dụng có quyền khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản, còn chủ sở hữu tài sản chỉ còn lại quyền định đoạt. Quy định về quyền hưởng dụng là quy định đáp ứng được kịp thời nhu cầu của chủ thể và là một biện pháp tiết kiệm trong việc khai thác tài sản; mà không phải khi nào cũng phải thông qua các hợp đồng thuê, mượn; giảm được rất nhiều những chi phí về tài sản và thời gian.
Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng
Điều 258 BLDS năm 2015 quy định “Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc”. Như vậy, quyền hưởng dụng có thể được xác lập dựa trên một trong ba căn cứ; đó là: Quy định của pháp luật, thỏa thuận và di chúc.
Quyền hưởng dụng xác lập theo quy định của pháp luật
Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của pháp luật là quyền của một chủ thể được khai thác, sử dụng tài sản của một chủ thể khác mà giữa họ không có giao kết hợp đồng hoặc người hưởng dụng không dựa theo di chúc của cá nhân người lập di chúc để lại tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng sau khi người để lại tài sản chết.
Về quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật, thì hiện nay ở Việt Nam không có một quy định cụ thể nào, mà chỉ quy định về việc quản lý tài sản riêng của các con chưa thành niên; việc sử dụng, định đoạt tài sản của người con phải vì lợi ích của người con chưa trưởng thành. Pháp luật Việt Nam hiện không có quy định về trường hợp cha mẹ khấu trừ những khoản chi nuôi dưỡng con chưa trưởng thành và khoản chi phí cho việc học tập của con vị thành niên vào tài sản riêng của người con này.
Quyền hưởng dụng xác lập theo thỏa thuận
Quyền hưởng dụng được xác lập theo thỏa thuận là việc bên có tài sản thỏa thuận với bên hưởng dụng tài sản đó. Theo đó, bên hưởng dụng có quyền sử dụng tài sản là đối tượng của hưởng dụng để hưởng hoa lợi, lợi tức hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu sinh sống của bản thân hoặc của các thành viên trong gia đình người có quyền hưởng dụng.
Hợp đồng hưởng dụng tài sản của chủ sở hữu cũng thỏa mãn các điều kiện về chủ thể; về tài sản được phép chuyển giao; về nội dung, về hình thức, thủ tục theo luật định. Hợp đồng hưởng dụng là hợp đồng dân sự, cho nên có nội dung của một hợp đồng dân sự.
Nội dung của hợp đồng hưởng dụng tuân theo quy định tại Điều 398 BLDS năm 2015 về đối tượng hưởng dụng là động sản, bất động sản, câu cối, súc vật… số lượng, chất lượng của đối tượng hưởng dụng; giá hưởng dụng (nếu có), phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp.
Quyền hưởng dụng xác lập theo di chúc
Với tư cách là chủ sở hữu của tài sản, chủ sở hữu tài sản có quyền lập di chúc chỉ định người thừa kế quyền hưởng dụng tài sản của mình sau khi người lập di chúc chết.
Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng theo di chúc đã tạo ra những điều kiện thuận lợi và có hiệu quả trong việc bảo tồn và khai thác khối tài sản là di sản thừa kế do người lập di chúc để lại. Bởi vì, khối tài sản thuộc quyền sở hữu của một người, sau khi người chủ sở hữu qua đời được để lại cho một hoặc nhiều người hưởng dụng là cá nhân hoặc pháp nhân; người hưởng dụng không phải là chủ sở hữu tài sản, mà chỉ có quyền sử dụng, khai thác tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng để hưởng phần hoa lợi, lợi tức do tài sản mang lại.
Đánh giá về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng
Từ thực tế xét thấy; đối với căn cứ xác lập quyền hưởng dụng theo thỏa thuận thì còn có điểm chưa rõ ràng. Cụ thể:
- Trong trường hợp một người cùng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của người khác theo sự thỏa thuận với chủ sở hữu thì khi nào họ tồn tại với tư cách là người hưởng dụng, khi nào họ tồn tại với tư cách là người sử dụng.
- Trong trường hợp thỏa thuận bằng hành vi hoặc bằng lời nói sẽ phát sinh một số bất cập; ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015?” Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 259 BLDS 2015 quy định “Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực với mọi cá nhân, pháp nhân; trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.
Quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp thời hạn quyền hưởng dụng đã hết; các bên có thỏa thuận; người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản mà tài sản đó là đối tượng của quyền hưởng dụng; người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật định; tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn; theo quyết định của Tòa án và căn cứ khác theo quy định của luật.
BLDS quy định rõ quyền hưởng dụng chỉ có hiệu lực trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn đó thì người hưởng dụng phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Xem xét trong trường hợp khi hưởng dụng đối với tài sản là vật tiêu hao, thì việc hoàn trả nguyên trạng tài sản như lúc ban đầu là điều không thể. Nói cách khác, nếu tài sản tiêu hao là đối tượng của quyền hưởng dụng thì người có quyền hưởng dụng đã định đoạt luôn cả tài sản; trong khi về nguyên tắc quyền định đoạt chỉ thuộc về chủ sở hữu.