Pháp luật không công nhận hôn nhân đồng tính tuy nhiên cũng không có một quy định nào cấm hôn nhân đồng tính. Nghĩa là, các cặp đôi đồng tính vẫn có thể chung sống với nhau. Và tất nhiên, những cặp đôi này sẽ không thể có con. Vậy, những cặp đôi đặc biệt này có thể nhận con nuôi hay không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Pháp luật có công nhận hôn nhân đồng tính?
Hôn nhân là mối quan hệ vợ chồng được thiết lập khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kết hôn. Nam nữ phải đủ điều kiên theo quy định của pháp luật mới được phép đăng ký kết hôn.
Căn cứ vào Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên: Đây là độ tuổi mà theo đó thì sẽ các bên đủ nhận thức về hành vi của mình; cũng như có đủ khả năng tài chính để xây dựng một mối quan hệ hôn nhân.
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định: Tự nguyện tiến tới hôn nhân là một trong những nguyên tắc nhất định. Việc ép hôn hay những hành vi kết hôn khác không xuất phát từ sự tự nguyện thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật; cuộc hôn nhân sẽ không được công nhận.
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự: để tham gia quan hệ hôn nhân thì các bên phải đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn; lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời….
Cũng theo quy định này, rõ ràng, pháp luật không có quy định về công nhận một cuộc hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, trên thực tế thì các cuộc hôn nhân vẫn xảy ra nhưng không được pháp luật bảo vệ quyền; nghĩa vụ vợ chồng với nhau.
Bởi vậy, tính rủi ro ở những cuộc hôn nhân này cũng khá cáo; vì không công nhận nên các tính pháp lý về quyền nghĩa vụ giữa vợ và chồng; cấp dưỡng và tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân cũng khó để được bảo vệ.
Điều kiện để trẻ được làm con nuôi
Căn cứ tại Điều 8 có quy định như sau:
- Trẻ em dưới 16 tuổi.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân; của cả hai người là vợ chồng.
Lúc này, việc nhận con nuôi phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả người nhận nuôi và người được nhận nuôi, dựa trên tinh thần tự nguyện; bình đẳng, không phân biệt nam nữ; không trái đạo đức, xã hội.
Pháp luật có cho phép cặp đôi đồng tính nhận con nuôi không?
Mặc dù không được pháp luật Việt Nam công nhận nhưng trên thực tế vẫn có rất nhiều cặp đôi đồng tính sinh sống với nhau nhưu vợ chồng. Và tất nhiên, nhu cầu về có những đứa con của họ vẫn tồn tại. Việc nhận con nuôi được điều chỉnh bởi Luật con nuôi 2010. Đây là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con một cách lâu dài; bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người con; đảm bảo cho người con được nuôi dưỡng, chăm sóc; giáo dục trong môi trường gia đình.
Tuy nhiên, nếu 1 trong hai người đứng ra làm thủ tục nhận nuôi thì vẫn được xem là nuôi trong trường hợp là một người độc thân. Bên cạnh việc đáp ứng điều kiện về chủ thể thì người nhận nuôi còn phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe; kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt;
- Không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi: Đang bị hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; nhân phẩm, danh dự người khác; mua bán, đánh tráo; chiếm đoạt trẻ em…
Bởi vậy, mặc dù Việt Nam chưa thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính một trong hai người vẫn có cơ hội có thể nhận con nuôi được.
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư liên hệ0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Nhận con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con giữa những người nhận con nuôi và người được nhận nuôi. Trong đó, cha mẹ nuôi là người nhận con sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Việc nhận con nuôi giúp cho trẻ mồ côi; trẻ bị bỏ rơi có được môi trường sống; giáo dục tốt hơn.
Theo quy định của pháp luật thì, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, pháp luật không phân biệt là con nuôi hay con đẻ; theo quy định này thì con nuôi cũng được hưởng thừa kế như con đẻ và thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Hồ sơ sẽ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin nhận con nuôi;
– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
– Giấy khai sinh (người được nhận làm con nuôi).
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp (người được nhận làm con nuôi).
– Hai ảnh toan thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng (người được nhận làm con nuôi).