Câu trộm điện bị tội gì?

bởi

Hiện nay, do giá điện ngày càng tăng cao cùng với những mánh khóe của người dân thì hành vi câu trộm điện vẫn diễn ra ở một vài nơi. Vậy hành vi câu trộm điện này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì bị xử lý về tội gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Luật điện lực năm 2004;
  • Nghị định số 134/2013/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Nội dung tư vấn

1. Hành vi câu trộm điện là gì?

Trộm cắp điện có thể gồm một trong những hành vi sau:

  • Tự tiện đấu nối, câu móc lấy điện trên hệ thống điện;
  • Cố ý làm hỏng công tơ để dùng điện; khoan lỗ vỏ công tơ để chặn đĩa quay; lật nghiêng hoặc đảo ngược công tơ…
  • Cắt đứt hoặc xâm phạm chì niêm phong;
  • Tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị liên quan đến đo đếm điện; đấu tắt cuộn dòng…
  • Dùng phương thức thay đổi sơ đồ đấu dây vào công tơ để công tơ đo đếm không chuẩn hoặc không đo đếm; đảo pha công tơ và sử dụng dây nguội ngoài…
  • Tạo xung áp, xung dòng và dùng nam châm có từ trường lớn tác động vào công tơ

Hành vi trộm cắp điện này sẽ do các nhân viên điện lực kiểm tra và xác định. Nếu bên điện lực kiểm tra và phát hiện ra hành vi vi phạm thì sẽ phụ thuộc vào số lượng điện tiêu thụ mà bên bạn của bạn đã sử dụng mà không đúng với số tiền nộp (trộm cắp điện).

2. Hành vi câu trộm điện là hành vi bị cấm

Điện được coi là một loại tài sản của nhà nước, của doanh nghiệp. Bất kỳ hành vi nào trục lợi từ mạng lưới điện quốc gia đều sẽ được coi là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và đây cũng được coi là hành vi bị nghiêm cấm. Câu điện hay hành vi trộm cắp là hành vi bị cấm trong hoạt động sử dụng điện, cụ thể quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực 2004 như sau:

Điều 7. Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện

6. Trộm cắp điện.

Theo đó thì hành vi trộm cắp điện tùy thuộc vào mức độ trộm cắp với số lượng điện bao nhiêu mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

3. Hành vi câu trộm điện bị tội gì?

Căn cứ theo Nghị định 134/2013/NĐ-CP trường hợp cá nhân, tổ chức trộm cắp điện dưới 20.000kWh thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, tùy thuộc vào số lượng điện trộm cắp thì có thể bị xử phạt tiền từ 2.000.000 – 50.000.000 đồng đối với cá nhân và đối với tổ chức là từ 4.000.000 – 100.000.000 đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm và phải bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức trộm cắp điện từ 20.000kWh trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Hành vi của người câu trộm điện đó phải thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội trộm cắp tài sản như sau:

Về chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này là đủ tuổi theo luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

  • Khoản 1,2 Điều 173 Bộ luật hình sự: người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm về tội này.
  • Khoản 3, 4 Điều 173 Bộ luật hình sự: người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội này.

Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội trộm tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 173 Bộ luật hình sự thì chỉ cần xác định người phạm tội đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về khách thể của tội phạm: 

  • Xâm phạm quan hệ sở hữu;
  • Đối tượng tác động: tài sản. Tài sản bị chiếm đoạt do hành vi trộm cắp gây ra là tiền các loại, hàng hoá và các giấy tờ có giá trị thanh toán như phiếu công trái, ngân phiếu…

Về mặt khách quan của tội phạm:

  • Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết. Để xác định hành vi trộm cắp tài sản và phân biệt tội trộm cắp với một số tội phạm khác gần kề, chúng ta nghiên cứu một số dạng trộm cắp tài sản có tính chất đặc thù sau:
    • Người phạm tội dùng những thủ đoạn gian dối để tiếp cận tài sản để đến khi có điều kiện đã lến lút chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. 
    • Người phạm tội lợi dụng chỗ đông người, chen lấn, xô đẩy để chiếm đoạt tài sản của người khác. 
    • Người phạm tội lợi dụng người quản lý tài sản không có mặt ở nơi để tài sản hoặc tài sản không có người trực tiếp quản lý (tài sản ở nơi công cộng), nên đã chiếm đoạt. 
  • Hậu quả: thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
  • Tội phạm chỉ được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hành vi trộm cắp và tài sản trộm cắp phải có giá trị từ 2.000.000.000 đồng trở lên, nếu dưới 2.000.000.000 đồng phải thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

  • Lỗi người phạm tội: lỗi cố ý.
  • Mục đích phạm tội: mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, nếu mục đich đó không cấu thành một tội phạm độc lập. 

Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm