Cây xăng ngưng bán có bị xử lý không?

bởi TranThiThuTrang
Cây xăng ngưng bán có bị xử lý không?

Chào luật sư! Tôi tên là Mai Anh sống tại Đồng Nai. Trong thời gian vừa qua; người dân Đồng Nai rất khó khăn trong việc mua xăng mà nhu cầu di chuyển đi làm; đi mua thực phẩm;… là rất lớn. Các cây xăng không bán xăng cho khách; hoặc bán nhỏ giọt với nhiều lý do khác nhau. Luật sư cho tôi hỏi là cây xăng ngưng bán có bị xử lý không? Rất mong luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Cây xăng ngưng bán có bị xử lý không? như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tình hình bán xăng tại các cây xăng hiện nay

Tình trạng hết xăng, bán nhỏ giọt của cây xăng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và An Giang trong những ngày vừa qua khiến cho nhiều ô tô, xe máy vừa tấp vào đã phải quay đi mà không đổ được; dẫn đến tình trạng rất bức xúc khó chịu trong nhân dân.

  • Tại Đồng Nai: Sau 6 ngày tăng giá xăng thêm gần 1.000 đồng/lít; hiện tượng cây xăng ngưng bán hoặc bán nhỏ giọt vẫn diễn ra ở TP Biên Hoà và các huyện trên toàn tỉnh Đồng Nai. Trưa 17-2, ghi nhận thực tế tại cửa hàng xăng dầu Tân Biên nằm trên Quốc lộ 1; có đông người dân xếp hàng đổ xăng. Tại đây; nhân viên cây xăng thông báo hết xăng 95; chỉ còn xăng 92 bán tối đa 50.000 đồng/xe máy. Nhân viên giải thích rằng xăng về chưa kịp nên cây xăng chỉ bán được như vậy.
  • Tại An Giang: từ ngày 29 Tết Nguyên đán đến nay cho thấy; trước áp lực về nhu cầu tăng cao trong dịp Tết; nguồn cung không đảm bảo; phát sinh một số cây “không còn xăng để bán, phải ngừng hoạt động”. Phần lớn đã làm thủ tục xin tạm ngưng bán với Sở Công Thương.

Vậy nguyên nhân là do đâu?

  • Nguồn cung xăng dầu trong nước bắt đầu khan hiếm từ trước Tết, sau khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn phải cắt giảm công suất từ 105% xuống 80% do những khó khăn về tài chính.
  • Hơn nữa; khó khăn về nguồn hàng nhập, các đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu cũng gặp thế khó khác là mức chiết khấu đã về 0 đồng với tất cả mặt hàng xăng; dầu. Trước Tết, một số đầu mối duy trì chiết khấu rất thấp; 100-150 đồng một lít xăng, dầu tuỳ loại; nhưng hiện đã kéo về 0 đồng. Nếu cộng chi phí vận chuyển từ kho về cửa hàng; mỗi lít xăng dầu mà các cửa hàng, đại lý bán ra cầm chắc lỗ.
Cây xăng ngưng bán có bị xử lý không?

Cây xăng ngưng bán có bị xử lý không?

Cây xăng ngưng bán bị xử phạt hành chính

Theo khoản 4 Điều 35 Nghị định số 99/2020; của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí; kinh doanh xăng dầu và khí; thì chủ thể vi phạm các quy định về bán lẻ xăng dầu sẽ bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi có một trong các hành vi sau:

  • Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó; mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
  • Không bán hàng; ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
  • Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó; mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Như vậy; nếu các doanh nghiệp tự ý tạm ngưng bán hàng; mà không có lý do chính đáng hay không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên.

Nếu các cơ quan chức năng phát hiện nếu chủ cây xăng có hành vi ngưng bán nhằm mục đích găm hàng để chờ tăng giá và đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 15 năm.

Cây xăng ngưng bán bị xử lý hình sự

Khung phạt thứ nhất

Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung phạt thứ hai

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khung phạt thứ ba

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

Theo quy định tại khoản 4 Điều 196 BLHS 2015; hình phạt bổ sung đối với tội phạm này bao gồm:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 196; thì bị xử phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Cây xăng ngưng bán có bị xử lý không? “. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hành vi đầu cơ được hiểu như thế nào?

Đầu cơ là (Hành vi) mua vét hàng hóa nhằm bán lại. Đầu cơ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng do biến động của giá cả mà còn làm cho hoạt động của thị trường căng thẳng, mất ổn định, gây khó khăn cho việc điều tiết thị trường của Nhà nước.

Cấu thành tội phạm của tội đầu cơ theo quy định của BLHS?

+ Mặt khách quan của tội đầu cơ: Lợi dụng tình hình khan hiếm; Tạo ra sự khan hiếm giả tạo; Mua vét hàng hóa; Gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Khách thể của tội đầu cơ: Hành vi đầu cơ nêu trên xâm phạm đến hoạt động quản lý thị trường và các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước trong tình hình thiên tai; dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế.
+ Mặt chủ quan của tội đầu cơ: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm bán lại thu lợi bất chính là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
+ Chủ thể của tội đầu cơ: Chủ thể của tội đầu cơ là bất kỳ người nào, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm