Cha dượng có được kết hôn với con riêng của vợ không?

bởi MinhThu
Cha dượng có được kết hôn với con riêng của vợ không?

Hiên nay không thiếu những trường hợp cha dượng với con riêng của vợ; hay mẹ kế với con riêng của chồng muốn kết hôn với nhau. Vậy Cha dượng có được kết hôn với con riêng của vợ không? Điều này có bị pháp luật nghiêm cấm không?

Xin chào Luật sư: Bố mẹ tôi ly hôn lúc tôi còn 5 tuổi; tôi chọn ở với mẹ, sau đó mấy năm mẹ tôi tái giá với một người đàn ông lơn hơn mẹ tôi 3 tuổi. Chúng tôi chung sống với nhau được hơn 10 năm thì mẹ tôi gặp tai nạn mất. Hiện tại, mẹ tôi đã mất và trong qua trình chung sống tôi với người đàn ông đã nảy sinh tình cảm với nhau. Luật sư cho tôi hỏi: Nếu tôi với người đàn ông đấy kết hôn với nhau thì có đươc hay không? Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Con riêng là gì?

Con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Con riêng có thể là do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn; ( có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân).

Những mối quan hệ bị cấm kết hôn với nhau?

Việc kết hôn của nam nữ không chỉ xác lập quan hệ vợ chồng mà còn làm phát sinh nhiều mối quan hệ khác trong xã hội; như quan hệ giữa cha mẹ con, giữa các thành viên khác trong gia đình, quan hệ cấp dưỡng…

06 mối quan hệ sau không được phép kết hôn; hoặc chung sống với nhau như vợ chồng (căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):

  • Giữa người đang có vợ hoặc có chồng với người khác;
  • Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. Những người này có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau;
  • Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Trong đó, đời thứ nhất là cha mẹ; Đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; Đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì;
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;
  • Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể;
  • Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Như vậy việc cha dượng muốn kết hôn với con riêng của chồng được không? Thì câu trả lời là không, vì đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức. Không chỉ vậy, chúng còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của thế hệ tiếp theo.

Con riêng của vợ và con riêng của chồng được kết hôn với nhau?

Xin chào luật sư: Tôi năm nay 28 tuổi và bạn gái tôi năm nay 25 tuổi. Tôi và bạn gái dự định cuối năm nay sẽ kết hôn nhưng bị hai bên gia định quyết liệt phản đối với lý do; Đầu năm 2013 bố tôi và mẹ bạn ấy đã tổ chức kết hôn với nhau; Họ hàng 2 bên cho rằng; con riêng của chồng và con riêng của vợ không thể nào kết hôn với nhau. Luật sư cho tôi hỏi: Con riêng của chòng kết hôn với con riêng của vợ có vi phạm pháp luật không?

Các trường hợp cấm kết hôn

Về những trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại điểm a, b,c và d khoản 2, Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Khoản 17, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ; những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay không có quy định cấm con riêng của vợ kết hôn với con riêng của chồng. Nên hai bạn hoàn toàn có thể kết hôn với nhau.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Thẩm quyền giải quyết, Điều 17 Luật hộ tịch 2014 và điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định:

Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã; mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn; thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp; theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề; “Cha dượng có được kết hôn với con riêng của vợ không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mất năng lực hành vi dân sự có được kết hôn không?

Hiện tại, pháp luật không cho phép những người mất năng lực hành vi dân sự được kết hôn. Bởi vì mục đích của hôn nhân chính là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, nếu những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn sẽ không đảm bảo được mục đích của hôn nhân.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015; thì chỉ có những người đã có quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự mới bị cấm kết hôn. Còn đối với những người dù có bị bệnh tâm thần hay bệnh khác; mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa có quyết định của Tòa án thì vẫn có thể kết hôn. 

Đã kết hôn có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không?

Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế; hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, cho dù đã kết hôn thì nam giới vẫn thuộc đối tượng phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. Kết hôn không thuộc các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm