“Xin chào luật sư. Tôi đã thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo nghề tại một công ty nhưng giờ tôi muốn xin nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề này. Theo quy định pháp luật hiện nay chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề như thế nào là đúng luật? Trường hợp tôi chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật có phải hoàn trả chi phí đào tạo không? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề như thế nào là đúng luật?
Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề về thực chất là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đã giao kết.
Hợp đồng đào tạo nghề có thể chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng
- Khoá học kết thúc
- Người học nghề đi thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng…
Khi hợp đồng học nghề chấm dứt, cần phải giải quyết quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Quyền lợi và trách nhiệm của các
bên được giải quyết như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào việc chấm dứt họp đồng đào tạo nghề hợp pháp hay trái pháp luật liên quan đến trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Về cơ bản chỉ có hai vấn đề
– Trách nhiệm của cơ sở dạy nghề trong việc hoàn trả tiền học phí cho người học nghề
– Trách nhiệm bồi hoàn chi phí dạy nghề của người học nghề
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo nghề được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 60 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề như sau:
“Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”
Chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật có phải hoàn trả chi phí đào tạo không?
Bộ luật lao động 2019 có quy định như sau:
“Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, NLĐ và chi phí đào tạo nghề
- Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
- Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”
Ngoài ra, Tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019 cũng có quy định:
“Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Theo đó, NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải có nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ luật lao động 2019 không có quy định nào buộc NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn NLĐ dù chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật nhưng NLĐ vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ nếu không giữ đúng cam kết trong hợp đồng đào tạo.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động 2022
- Thực hiện hợp đồng lao động theo quy định pháp luật 2022
- Hợp đồng lao động vô hiệu xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề như thế nào là đúng luật?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mã số thuế cá nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Nghề đào tạo;
– Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
– Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
– Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
– Trách nhiệm của người lao động.
Trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động thì bắt buộc phải ký hợp đồng đào tạo nghề.
Tuy nhiên, pháp luật không giới hạn thời gian ký hợp đồng đào tạo nghề mà thời gian này sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau.
Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì họ sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty bạn, bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.