Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè như thế nào?

bởi Anh
Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè như thế nào

Xin chào Luật sư, Tôi hiện là giáo viên dạy tại một trường cấp 2 của địa phương. Tôi vừa mới có em bé 1 thời gian và dự tính sinh sẽ vào kỳ nghỉ hè của trường. Trường tôi theo thông lệ sẽ được nghỉ hè trọn vẹn trong vòng 2 tháng và có 1 tháng để làm công tác tuyển sinh và công tác câu lạc bộ. Thời gian nghỉ thai sản của tôi sẽ rơi vào 2 tháng đầu tiên của kỳ nghỉ hè. Vậy luật sư cho tôi hỏi chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè như thế nào? Tôi có được nghỉ nhiều hơn trong trường hợp này không?

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Vấn đề của bạn sẽ được trình bày qua bài viết “Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè như thế nào? “

Căn cứ pháp lý

Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Quy định về thời gian nghỉ thai sản của giáo viên

Người lao động nữ có vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ trong việc tạo ra nguồn lực kinh tế giúp phát triển xã hội mà còn đóng vai trò quyết định trong việc duy trì giống nòi, cân bằng và phát triển nguồn dân số. Do đó, việc đảm bảo các quyền lợi cho người lao động nữ, đặc biệt là các quyền lợi về thai sản là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà còn thể hiện tính nhân văn trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia

Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên về nội dung cơ bản tuân theo các quy định chung về thai sản, ốm đau của Luật BHXH.

Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên khi sinh con

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về thời gian lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp mẹ sinh 2 con trở lên thì cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm một tháng. Thời gian lao động nữ được nghỉ trước khi sinh tối đa là 2 tháng.

Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh

Căn cứ vào Điều 33 và 34 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong 30 ngày kể từ khi lao động nữ trở lại làm việc sau sinh mà chưa hồi phục sức khỏe, có chứng nhận của cơ sở Y tế đủ thẩm quyền thì được nghỉ dưỡng sức 5-10 ngày:

  • Lao động nữ sinh đôi trở lên sẽ được nghỉ dưỡng sức tối đa là 10 ngày.
  • Lao động nữ sinh mổ được nghỉ dưỡng sức tối đa 7 ngày.
  • Lao động nữ sinh thường sẽ được nghỉ dưỡng sức để phục hồi sức khỏe tối đa là 5 ngày.

Thời gian nghỉ bao gồm cả các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của Nhà nước và ngày nghỉ trong tuần theo quy chế riêng của đơn vị. Ngoài ra, thời gian nghỉ dưỡng sức, lao động được trợ cấp một khoản bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định hiện hành.

Quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên

Nghỉ hè là một kỳ nghỉ học vào mùa hè nằm giữa các năm học và thời gian nghỉ trong năm học ở nhà trường. Học sinh – sinh viên thông thường được nghỉ khoảng 8-9 tuần. Tùy theo từng quốc gia và từng địa phương, đội ngũ công nhân viên trong trường sẽ tạm nghỉ việc một phần hoặc toàn phần. Quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên theo luật định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên dưới đây bạn nhé.

Căn cứ vào Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT bổ sung chi tiết các điều khoản của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định về thời gian và chế độ làm việc của giáo viên, thời gian nghỉ hè của giáo viên hàng năm là 2 tháng. Thời gian này, giáo viên được hưởng lương như bình thường.

Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè như thế nào?
Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè như thế nào?

Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè như thế nào?

Theo quy định trên thì 2 tháng nghỉ hè của giáo viên được tính là thời gian nghỉ hằng năm. Thời gian này giáo viên không phải đi làm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Trường hợp nghỉ thai sản trùng với 2 tháng nghỉ hè, thì có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản.

Trường hợp giáo viên nghỉ thai sản trong hè sẽ giải quyết theo 2 phương án: nghỉ bù hoặc chi trả hỗ trợ do nghỉ trùng.

Phương án 1: giáo viên được nghỉ bù

Trường hợp giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian hè sẽ được cơ sở giáo dục bố trí nghỉ bù theo Điều 111 và Điều 112 của Bộ Luật lao động năm 2012. Thời gian nghỉ bù tính bằng ngày nghỉ hàng năm:

  • Trường hợp điều kiện làm việc bình thường thì lao động được nghỉ 12 ngày.
  • Trường hợp môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc khắc nghiệt sẽ được nghỉ 14 ngày.
  • Trường hợp môi trường làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc điều kiện đặc biệt khắc nghiệt có trong danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cùng Bộ Y tế quy định thì lao động được nghỉ 14 ngày.
  • Lao động có thâm niên từ 5 năm trở lên thì cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày.

Thời gian nghỉ bù thai sản sẽ do cơ sở giáo dục sắp xếp với giáo viên phù hợp với thời gian làm việc. Giáo viên có thể nghỉ bù một hoặc nhiều lần nhưng phải thỏa thuận với quản lý của cơ sở.

Phương án 2: Chi trả tiền nghỉ hàng năm thay cho nghỉ bù

Trường hợp cơ sở giáo dục mà giáo viên đang công tác không thể bố trí được thời gian nghỉ bù do yêu cầu đặc thù của công việc thì giáo viên sẽ được chi trả một khoản thay thế, hỗ trợ cho thời gian nghỉ bù đó. Căn cứ vào Khoản 2, Điều 5 của Thông tư 141/2011/TT-BTC, mức chi trả phép năm được tính như sau:

  • Mức hỗ trợ thay thế cho thời gian nghỉ hàng năm căn cứ theo quy chế riêng của đơn vị nhưng không quá mức lương làm thêm vào Thứ Bảy, Chủ Nhật theo quy định chung.
  • Mức chi trả được thanh toán 1 lần trong năm và không quá 1 tháng kể từ khi cán bộ nghỉ việc.

Như vậy, chế độ nghỉ thai sản của giáo viên tuân theo Luật BHXH năm 2014: nghỉ thai sản thông thường và nghỉ dưỡng sức nếu sức khỏe không đảm bảo. Trường hợp giáo viên nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè thì sẽ được sắp xếp nghỉ bù hoặc chi trả trợ cấp thay cho thời gian nghỉ trùng. Căn cứ vào các thông tin này, giáo viên và các cơ sở giáo dục cần lưu ý để biết quyền lợi khi sinh con và đảm bảo thời gian nghỉ cho cán bộ đúng theo quy định của Luật.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý vềphí chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Có được nghỉ bù khi giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè?

Theo quy định thì 2 tháng nghỉ hè của giáo viên được tính là thời gian nghỉ hằng năm. Thời gian này giáo viên không phải đi làm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Trường hợp nghỉ thai sản trùng với 2 tháng nghỉ hè, thì có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản.
Như vậy, trong trường hợp này có hai phương án giải quyết như sau:
Phương án 1: đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho nghỉ phép trước khi nghỉ chế độ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ sau khi nghỉ thai sản.
Phương án 2: nếu nhà trường không sắp xếp cho bạn nghỉ phép thì sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi thường cho bạn.
Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính. Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời gian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm.

Giáo viên dạy thể dục có được nghỉ chế độ thai sản 7 tháng ?

Thời gian hưởng chế đột hai sản theo Điều 139 Bộ luật lao động 2019 như sau:
“Điều 139 BLLĐ quy định về nghỉ thai sản như sau:
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì bạn được hưởng chế độ thai sản là 06 tháng, nếu hết thời gian nghỉ chế độ thai sản mà bạn vẫn muốn nghỉ tiếp thì bạn có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

Chế độ thai sản cho giáo viên ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?

Nghị định số 76/2010/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ quy định về chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm các chế độ như sau: phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, một số trợ cấp và thanh toán tiền tàu xe.
Theo đó, tại điểm c) Khoản 1 Điều 8 Thông tư 08/2011/TTLT-BNV-BTC quy định: Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP trong khoảng thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Do đó, đối với trường hợp giáo viên nghỉ thai sản đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi… Tuy nhiên vào thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì trường hợp giáo viên nghỉ sinh con thì sẽ được hưởng trợ cấp thai sản bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, nên trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội không được hưởng khoản phụ cấp này. Khi trở lại làm việc sẽ được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi…và một số phụ cấp khác theo quy định.
Như vậy, ở chỗ bạn công tác nghỉ chế độ ngoài ăn lương bảo hiểm không được hưởng bất cứ khoản phụ cấp theo quy định trên là đúng theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm