Theo quy định của Điều 2 và Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010, nhận con nuôi được giải thích là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Chế độ thai sản cho người nhận con nuôi theo quy định mới như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đối tượng nào được hưởng chế độ thai sản?
Tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Quy định về nuôi con nuôi
Theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, các đối tượng được nhận làm con nuôi gồm:
– Trẻ em dưới 16 tuổi
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Ngoài ra, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 cũng quy định nguyên tắc nhận nuôi con nuôi: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
Theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
+ Có tư cách đạo đức tốt.
– Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì chỉ cần đáp ứng các điều kiện:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi.
Chế độ thai sản cho người nhận con nuôi
Để bảo vệ quyền lợi cho những người nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đây cũng là một trong những đối tượng được hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi, người nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi được hưởng các quyền lợi sau:
Được nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi
Khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, người lao động sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cả bố hoặc mẹ đều đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi) thì chỉ có bố hoặc mẹ được nghỉ việc.
Được hưởng trợ cấp một lần khi nhận con nuôi
Cũng như lao động nữ sinh con, lao động nữ nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con.
Mức trợ cấp bằng 02 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận con nuôi. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, lao động nữ nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được nhận trợ cấp bằng 2,98 triệu đồng.
Được hưởng lương đóng BHXH trong thời gian nghỉ
Ngoài khoản tiền trợ cấp một lần nêu trên, người nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi còn được hưởng một khoản tiền bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Do trường hợp nhận con nuôi chỉ được nghỉ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi nên mức hưởng bằng tiền lương bình quân đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ x số tháng nghỉ.
Mời bạn xem thêm:
- TỰ LÀM THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?
- THAM GIA BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHÔNG?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chế độ thai sản cho người nhận con nuôi theo quy định mới“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty liên doanh, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, mẫu tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, bảo hộ logo độc quyền, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Người lao động thuộc trường hợp: Lao động nữ sinh con; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Cách tính bảo hiểm thai sản được áp dụng theo công thức: Mức hưởng = (Mbq6t x 100% x L)
Trong đó:
Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
L: Số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi.
Mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Căn cứ theo Điều 38, Luật BHXH năm 2014 quy định “Lao động nữ sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia BHXH thì bố được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.
Mặt khác, căn cứ Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày. Lao động nữ được hưởng trợ cấp tiền dưỡng sức sau sinh mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
– Bước 1: Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đúng với trường hợp của mình cho người sử dụng lao động.
Trường hợp thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi thì người lao động sẽ nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.
Bước 2: Người lao động chờ xét duyệt
Căn cứ theo Điều 102, Luật BHXH 2014, sau khi nộp đủ hồ sơ theo quy định người lao động sẽ phải chờ để được xử lý hồ sơ.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ tổng hợp theo quy định nộp lên cơ quan BHXH.
Thời gian chờ xét duyệt giải quyết và chi trả cho người lao động từ cơ quan BHXH như sau:
10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động.
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh, nhận con nuôi.
Bước 3. Nhận chi trả từ cơ quan bảo hiểm xã hội
Trong thời gian chờ giải quyết (tối đa trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ) người lao động sẽ nhận được thông báo chi trả của cơ quan BHXH. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi nhận được thông báo chi trả, người lao động sẽ nhận chi trả từ cơ quan bảo hiểm xã hội, thời gian nhận tối đa không quá 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản.