Chém chết kẻ đột nhập vào nhà, chủ nhà có thoát được tội giết người?

bởi NguyenTriet
Chém chết kẻ đột nhập vào nhà, chủ nhà có thoát được tội giết người?

Trong hoàn cảnh có người đột nhập vào nhà dù với bất ý định như trộm, cướp, xâm phạm tính mạng, hành vi khác gây thiệt hại thì chủ nhà toàn toàn có quyền tự vệ, chống trả tương thích với mối nguy hiểm kẻ đột nhập mang lại mới được xem là phòng vệ chính đáng.

Công an tỉnh Long An mới đây đã thông tin về quá trình điều tra vụ án kẻ lạ đột nhập vào nhà giết chết chồng, bị vợ nạn nhân chém tử vong tại huyện Cần Giuộc giữa tháng 3.

Theo điều tra, Nguyễn Thành Trung (31 tuổi, người địa phương) đánh bạc và nợ anh Võ Tấn Hội (38 tuổi, ở gần nhà) 60 triệu đồng. Bị anh Hội đòi nhiều lần và không có tiền trả, Trung đã lên kế hoạch giết chủ nợ.

Rạng sáng 11/3, gã mặc áo khoác, mang găng tay, cầm hai con dao lẻn vào nhà anh Hội từ cửa sau. Đang nằm ngủ, chị Hằng (31 tuổi, vợ anh Hội) nghe tiếng động nên quay sang, phát hiện chồng đang giằng co với Trung trong mùng.

Trung cầm dao đâm anh chồng tử vong, rồi bóp cổ chị vợ. Chị Hằng đạp hắn và chạy ra ngoài bật đèn. Bị Trung đuổi theo đâm nhiều nhát, vợ nạn nhân chụp lấy con dao chặt thịt để trên kệ chén chém kẻ đột nhập chết tại chỗ.

Chị Hằng trở vào ôm con chạy ra ngoài cầu cứu, sau đó được đưa đi cấp cứu. Kết quả giám định, chị bị 16 vết thương, trong đó một vết cắn sâu trên cẳng tay trái do Trung gây ra, với tỷ lệ thương tích 35%. Riêng Trung bị 21 vết thương.

Sau khi khởi tố vụ án Giết người, cơ quan điều tra xác định không có đồng phạm đi cùng Trung, anh ta cũng không có quan hệ tình cảm với vợ anh Hội.

“Công an Long An sẽ họp liên ngành để bàn bạc xem hành vi của chị Hằng là cố ý gây thương tích hay phòng vệ chính đáng”, đại tá Phạm Hữu Châu, Phó Giám đốc Công an Long An nói.

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty luật TNHH LSX, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng:

Trong hoàn cảnh có người đột nhập vào nhà dù với bất ý định như trộm, cướp, xâm phạm tính mạng, hành vi khác gây thiệt hại thì chủ nhà toàn toàn có quyền tự vệ, chống trả tương thích với mối nguy hiểm kẻ đột nhập mang lại mới được xem là phòng vệ chính đáng.

Tại Điều 22 bộ luật Hình sự xác định: “1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Để đánh giá một hành động tự vệ của chủ nhà có cần thiết hay không là một vấn đề pháp lý rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, về điều kiện, hoàn cảnh thực hiện hành vi, cường độ của mối nguy hiểm và đặc biệt dễ mắc sai sót trong quá trình điều tra, truy tố xét xử do còn phụ thuộc tâm lý, nhận thức của người tiến hành tố tụng.

Điều đó có thể dẫn đến việc kẻ đột nhập chưa phạm tội nhưng người tấn công kẻ đột nhập lại phạm tội vì hành vi chống trả quá mức cần thiết.

Để tránh những rắc rối pháp lý với bản thân khi có người đột nhập, cách thức tốt nhất người dân nên giữ bình tĩnh, quan sát phán đoán tình hình ưu tiên lựa chọn giải pháp thoát ra khỏi tầm khống chế của kẻ đột nhập. Trường hợp không thoát được tầm nguy hiểm thì nên im lặng coi như không biết sự việc, để đảm bảo an toàn cho tính mạng sức khỏe.

Tâm lý tội phạm đã khẳng định đa số kẻ đột nhập chỉ nhằm mục đích trộm cắp tài sản, hành vi tấn công chủ nhà chỉ xảy ra khi đối tượng bị phát hiện, chủ nhà có hành vi tấn công. Chỉ nên chống trả, khống chế và bắt kẻ trộm khi thấy mình đủ khả năng, nhưng cũng phải trong giới hạn cần thiết. Khi bắt, khống chế được kẻ trộm phải báo ngay cho cơ quan chức năng, tuyệt đối không được hành hung, gây thương tích cho kẻ trộm vì luật không cho phép. Gọi điện báo cơ quan công an phường, quận ngay sau sau khi xảy ra sự việc hoặc đã ở vị trí an toàn.

Ở góc độ lập pháp các nhà làm Luật nên quy định cụ thể, chi tiết giới hạn hành vi tự vệ của công dân đảm bảo công dân dễ tiếp cận, vận dụng trên thực tế.

Hotline: 0833.102.102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm