Di sản thừa kế được hiểu là khối tài sản mà người chết để lại cho con cháu của họ. Người để lại di sản có thể phân chia di sản theo ý nguyện của mình bằng cách lập di chúc, trường hợp không lập di chúc thì khối tài sản đó sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, việc phân Chia di sản thừa kế không có di chúc như thế nào? Quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế khi không có di chúc ra sao? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế không có di chúc bao gồm những bước nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết sau đây cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là di sản thừa kế?
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ,tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế khi không có di chúc như thế nào?
Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, chia di sản thừa kế không có di chúc như sau:
– Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Chia di sản thừa kế không có di chúc như thế nào?
Chia thừa kế theo hàng thừa kế
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản, quyền và nghĩa vụ của người mất để lại sẽ được chia như sau:
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Chia thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ; con riêng và bố dượng, mẹ kế
– Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015;
Thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi cũng được áp dụng quy định về thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
– Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015; được áp dụng quy định về thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
Chia thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
Theo Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
– Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế không có di chúc
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Nếu có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì cần phải công chứng văn bản đó
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của người để lại di sản.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
- Giấy tờ tùy thân của người nhận thừa kế
- Các giấy tờ khác có liên quan,…
Cơ sở pháp lý: Điều 58, khoản 1, 2, 3 Điều 57, Điều 63 Luật công chứng 2014
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế không có di chúc
- Nộp hồ sơ khai nhận thừa kế đất đai theo di chúc đến văn phòng công chứng.
- Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng; kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
- Văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
- Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.
Cơ sở pháp lý: Điều 53, Điều 40, Điều 57, 58 Luật công chứng 2014, Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chia di sản thừa kế không có di chúc như thế nào?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ Đăng ký bảo hộ thương hiệu. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định như trên di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân, cá nhân lập di chúc có quyền phân định di sản cho từng người thừa kế. Do đó bạn có quyền phân chia di sản của bạn theo ý của bạn.
Tuy nhiên khi lập di chúc bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Trường hợp này người đang sống ở nước ngoài có thể làm văn bản ủy quyền cho một người khác tại Việt Nam thực hiện thủ tục phân chia di sản.
Hợp đồng này phải được công chứng tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Sau đó, bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này (Điều 55 và Điều 78 Luật Công chứng 2014).
Khi đã xác lập, phân chia thừa kế theo thỏa thuận thì bạn không thể yêu cầu tòa án phân chia lại tài sản trên. Tuy nhiên tài sản gắn liền với đất lại không thuộc di sản thừa kế do phát sinh sau thời điểm mở thừa kế, căn cứ theo Khoản 1 Điều 611 quy định về thời điểm mở thừa kế:
– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Như vậy, bạn có thể yêu cầu tòa án xét xử nhằm xác định phần đóng góp của mình đối với tài sản gắn liền với đất là dãy nhà trọ và yêu cầu người đó hoàn trả lại phần đóng góp này.