Chia tài sản chung của vợ chồng là việc cần làm; sau khi cả hai đã tiến tới quá trình ly hôn. Hai vợ chồng trong thời gian chung sống đã cùng nhau tạo dựng những tài sản chung; tuy đóng góp có người nhiều, người ít; nhưng đã là tài sản chung thì khi ly hôn phải chia. Vậy chia như thế nào? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Tài sản chung của vợ chồng là gì?
Trước hết cần làm rõ tài sản chung của vợ chồng là gì; bởi chỉ có tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia khi ly hôn. Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình có quy định về vấn đề này
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng
Chỉ có những tài sản là tài sản chung mới được chia khi ly hôn. Nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng được quy định như sau:
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, việc chia tài sản chung có thể được tóm tắt như sau:
- Ưu tiên chia theo thỏa thuận.
- Không có thỏa thuận thì chia theo pháp luật.
Việc chia theo pháp luật phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh sống của vợ và chồng sau khi ly hôn. Nghĩa là ai khó khăn hơn thì người đó được nhiều hơn.
- Công sức đóng góp tạo lập tài sản; ai đóng góp nhiều hơn thì được nhiều hơn.
- Đảm bảo điều kiện, sản xuất kinh doanh, lao động; ai đang sử dụng tài sản nào tạo thu nhập được ưu tiên nhận tài sản đó.
- Lỗi của các bên trong hôn nhân; ai khiến hôn nhân đổ vỡ thì người đó được nhận ít hơn.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung về Chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật hiện hành của Luât Sư X. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
Chia tài sản chung của vợ chồng bao gồm 2 hình thức; đó là:
Ưu tiên chia theo thỏa thuận.
Không có thỏa thuận thì chia theo pháp luật.
Việc chia theo pháp luật phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Hoàn cảnh sống của vợ và chồng sau khi ly hôn: Ai khó khăn hơn người đó được nhiều hơn.
Công sức đống góp tạo lập tài sản: Ai đóng góp nhiều được nhiều hơn.
Đảm bảo điều kiện, sản xuất kinh doanh, lao động: Ai đang sử dụng tài sản nào tạo thu nhập được ưu tiên nhận tài sản đó.
Lỗi của các bên trong hôn nhân: Ai khiến hôn nhân đổ vỡ người đó nhận ít đi.
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đơn phương ly hôn nhanh chóng, mới nhất năm 2021