Hiện nay, khi mà công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân còn nhiều khó khăn, bất cập. Phần trăm công dân Việt Nam thật sự hiểu các vấn đề pháp luật còn rất thưa thớt. Chính vì vậy mà phát sinh nhiều vấn đề nan giải mà chủ yếu là đến từ vấn đề quyền về tài sản. Một trong số đó là các tranh chấp về chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình. Chiếm hữu có hợp pháp hay không? Và chiếm hữu ngay tình là gì? Sau đây hãy cùng Luật sư X tìm hiểu sâu hơn các bạn nhé!
Căn cứ pháp lý:
Chiếm hữu ngay tình là gì?
Căn cứ theo Điều 179 và Điều 180 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về khái niệm Chiếm hữu và Chiếm hữu ngay tình cụ thể sau đây:
“Điều 179. Khái niệm chiếm hữu
1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.”
“Điều 180. Chiếm hữu ngay tình
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Chiếm hữu ngay tình có những đặc điểm, tính chất đặc thù dưới đây:
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì không phải trả lại hoa lợi, lợi tức căn cứ theo khoản 3 Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015;
– Quyền lợi của người thứ ba ngay tình sẽ được pháp luật bảo vệ và bảo đảm;
– Người nào có lỗi sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả lại các chi phí và bồi thường thiệt hại;
– Nguyên vật liệu bị chiếm hữu trong trường hợp đã được tạo ra sản phẩm khác thì người nào đang sở hữu nguyên vật liệu đó sẽ trở thành chủ sở hữu ngay tình của sản phẩm;
– Nếu chiếm hữu nguyên vật liệu của người khác và trở thành người chiếm hữu ngay tình có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu thực của nguyên vật liệu đó.
– Giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng là tài sản không phải đăng ký mà đã chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch mới được xác lập. Ngoại trừ trường hợp giao dịch này qua hợp đồng không có đền bù với người không quyền định đoạt tài sản. Nếu hợp đồng này có đền bù thì chủ sở hữu hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản khi nó bị lấy cắp, mất hoặc chiếm hữu ngoài ý chí của họ.
– Trong trường hợp người chế biến là người chiếm hữu không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại nguyên vật liệu mới.
Như vậy, về bản chất thì:
– Người chiếm hữu ngay tình là người có căn cứ để tin rằng mình có quyền sở hữu đối với tài sản được chiếm hữu.
– Người chiếm hữu có thể không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.
Thời hạn xác lập quyền sở hữu đối với chiếm hữu ngay tình
Kể từ thời điểm bắt đầu có hành vi và biểu hiện sự chiếm hữu, người được lợi về tài sản tuy rằng không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, công khai và liên tục trong thời gian 10 năm đối với động sản.
Đối với bất động sản theo luật quy định nếu sau 30 năm không xác định được chủ sở hữu thì người chiếm hữu ngay tình sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó căn cứ pháp lý dựa theo Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015.
Trách nhiệm và nghĩa của cá nhân, tổ chức chiếm hữu ngay tình
Một số nghĩa vụ mà người chiếm hữu ngay tình phải thực hiện khi xảy ra hậu quả pháp lý đối với hành vi chiếm hữu ngay tình như sau, lập luận căn cứ theo Điều 167, Điều 168, ĐIều 169 và Điều 170 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.
Điều 169. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.”
Như vậy có thể suy ra là người chiếm hữu ngay tình phải thực hiện nghĩa vụ chấm dứt hành vi chiếm hữu, hoàn trả tài sản và một số trường hợp cá biệt có thể phải bồi thường thiệt hại cho người chủ trên thực tế có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản.
Điểm khác nhau giữa chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình
Trái ngược lại so với chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình được quy định rõ ràng tại Điều 181 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình
Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu;.”
Điểm giống nhau là:
- Chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình đều liên quan đến vấn đề về quyền tài sản bao gồm quyền sở hữu và quyền nhân thân;
- Người sở hữu đều phải thực hiện theo một số nghĩa vụ nhất định mà luật quy định.
Tuy vậy, chiếm hữu ngay tình và không ngay tình đều có những tính chất khác biệt đặc thù:
- Chiếm hữu ngay tình có căn cứ theo luật quy định để xác định quyền tài sản;
- Về mặt pháp lý, chiếm hữu ngay tình sẽ được pháp luật bảo vệ, được xác lập quyền sở hữu và hưởng hoa lợi từ tài sản chiếm hữu trong một số trường hợp đặc biệt;
- Hậu quả pháp lý của chiếm hữu không ngay tình về bản chất xét theo quyền lợi và nghịa vụ thì luôn thiệt hại nhiều hơn so với chiếm hữu ngay tình.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin xác định ranh giới đất hiện nay
- Mẫu đơn tranh chấp đường đi năm 2022
- Hợp thức hóa đất lấn chiếm ra làm sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chiếm hữu ngay tình là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai, tra cứu quy hoạch xây dựng… của chúng tôi. Quý khách vui lòng liên hệ Luật sư X để được hỗ trợ, giải đáp.. Liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người chiếm hữu biết hoặc phải biết việc chiếm hữu của mình là không ngay tình thường liên quan đến việc chiếm hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như bất động sản, động sản phải đăng ký. Do đó, đối với chiếm hữu không ngay tình, người chiếm hữu nhận thức được việc chiếm hữu của mình là bất hợp pháp ngay từ thời điểm có được tài sản, vì vậy, họ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản, bổi thường thiệt hại (nếu có) do hành vi chiếm hữu bất hợp hợp pháp của mình gây ra cho chủ sở hữu hoặc chủ thể khác có quyền đối với tài sản. Theo đó, người chiếu hữu mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp việc chiếm hữu là ngay tình, công khai, liên tục.Cụ thể, theo quy định của pháp luật, việc chiếm hữu tuy không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, công khai, liên tục thì người chiếm hữu sẽ trở thành chủ sở hữu nếu việc chiếm hữu đó là ngay tình, công khai, liên tục trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.
Được trong trường hợp bạn không chứng minh được tài sản đó là của bạn. Hoặc người đó chiếm hữu tài sản của bạn một cách ngay tình. Vì vậy, hãy bảo vệ tài sản của bạn an toàn nhé!
Tại Điều 195 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu; hoặc theo quy định của luật.
Như vậy, khi một chủ thể không phải chủ sở hữu nhưng lại có quyền định đoạt đối với tài sản khi có căn cứ:
– Theo sự ủy quyền định đoạt của chủ sở hữu.
– Theo quy định của pháp luật.