Cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

bởi MyNgoc
Cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

Hiện nay các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại lao động để tiết kiệm chi phí và mang về mức lợi nhuận cao. Các bên muốn thuê lao động hoặc muốn cho thuê cần tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật. Vậy cho thuê lại lao động của doanh nghiệp cần điều kiện gì? Thủ tục như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019);

Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Điều kiện cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp Việt Nam

  • Có đăng ký kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động;
  • Thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật;
  • Có địa điểm và trụ sở làm việc ổn định từ 24 tháng trở lên, nằm ở vị trí thuận lợi và đủ diện tích cho việc giao dịch, hoạt động của Doanh nghiệp;
  • Người đứng đầu doanh nghiệp không bị mất năng lực hành vi dân sự, lý lịch cụ thể, rõ ràng và bắt buộc phải có kinh nghiệm 03 năm trở lên đối với lĩnh vực này.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước

  • Có đăng ký kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động;
  • Có vốn và tổng giá trị tài sản từ 10.000.000.000 đồng trở lên;
  • Đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này từ 05 năm trở lên;
  • Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.

Thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

Nộp tiền ký quỹ

  • Số tiền ký quỹ phải từ 02 tỷ đồng và vốn trong điều lệ công ty không được thấp hơn vốn pháp định đó.
  • Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
  • Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Theo Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm những giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;
  • Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch;
  • Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận tiền ký quỹ.

Thủ tục xin cấp phép

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.

Hợp đồng cho thuê lại lao động

Hình thức của hợp đồng

Theo Điều 55 BLLĐ 2019 thì các bên phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản. Hợp đồng này cần lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.

Nội dung của hợp đồng

  • Trong hợp đồng thuê lại thì phải nói rõ nơi làm việc của người lao động, vị trí làm việc của người đó, nội dung công việc cũng như những yêu cầu cụ thể đối với người lao động.
  • Thời hạn thuê lại người lao động là bao lâu và người lao động sẽ bắt đầu đi làm từ khi nào
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc của người lao động.
  • Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ Luật sư

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Cho thuê lại lao động của doanh nghiệp”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện cho thuê lại lao động của doanh nghiệp Việt Nam là gì?

– Có đăng ký kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động;
– Thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật;
– Có địa điểm và trụ sở làm việc ổn định từ 24 tháng trở lên, nằm ở vị trí thuận lợi và đủ diện tích cho việc giao dịch, hoạt động của Doanh nghiệp;
– Người đứng đầu doanh nghiệp không bị mất năng lực hành vi dân sự, lý lịch cụ thể, rõ ràng và bắt buộc phải có kinh nghiệm 03 năm trở lên đối với lĩnh vực này.

Hồ sơ xin cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động gồm những gì?

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;
– Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch;
– Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận tiền ký quỹ.

Hình thức của hợp đồng cho thuê lại lao động?

Các bên cần lập hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này cần lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm