Chồng lắp thiết bị nghe lén vợ có vi phạm pháp luật?

bởi Luật Sư X
Chồng lắp thiết bị nghe lén vợ có vi phạm pháp luật?
Nước ta có chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Đây là chế độ hôn nhân văn minh được thừa nhận rộng rãi không chỉ ở nước ta mà còn trên thế giới. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà vợ và chồng thường hay có sự nghi kị lẫn nhau, dẫn đến những hậu quả khôn lường mà lớn nhất chính là đổ vỡ trong hôn nhân. Do đó, không ít những ông chồng, bà vợ thường tìm cho mình một cách “kiểm soát” đối với người kia. Một trong những biện pháp ấy là lắp thiết bị nghe lén. Vậy chồng lắp thiết bị nghe lén vợ có vi phạm pháp luật không? Luật Sư X sau đây sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc trên:

Cơ sở pháp lý

  • Hiến pháp 2013;
  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Nội dung tư vấn

1. Việc chồng đặt thiết bị nghe lén vợ có vi phạm pháp luật không?

Trước hết, quan điểm của tác giả cho rằng chuyện này là chuyện đời tư của gia đình nên không nhất thiết phải đưa ra pháp luật phán xử. Tuy vậy, trên phương diện pháp luật thì chồng đặt thiết bị nghe lén vợ quả thật là hành vi mà pháp luật không cho phép. Cụ thể, chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số quy định như sau:

Theo quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013 và được vụ thể hóa tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

  • Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  • Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

Như vậy, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 vừa trích dẫn ở trên đã khẳng định rõ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền bất khả xâm phạm của mỗi công dân và được pháp luật bảo vệ.

Với trường hợp của bạn, hành vi “đặt thiết bị nghe lén” điện thoại của vợ có thể coi là hành vi vi phạm pháp luật và đã xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.

2. Xử lý đối với hành vi chồng lắp thiết bị nghe lén vợ như thế nào?

Như theo quy định của pháp luật hiện hành kể trên, bạn có thể truyền đạt lại với chồng bạn là người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bố sung năm 2017 với mức phạt cao nhất lên đến 3 năm tù.

Tuy nhiên, với hành vi nghe lén điện thoại, thư tín, điện tín, email của vợ hoặc chồng thì hiện tại pháp luật chưa có chế tài xử phạt cụ thể. Do đó, nếu chồng bạn chỉ “nghe lén” mà không tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư thì sẽ không bị xử phạt.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật dân sự tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm