Chủ doanh nghiệp có tham gia công đoàn không?

bởi Nguyen Duy

Chào Luật sư X, tôi là chủ doanh nghiệp chuyên gia công giày với quy mô hơn 20 nhân công. Nghe bảo là chủ doanh nghiệp thì bắt buộc phải tham gia công đoàn không biết có đúng không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, công đoàn tại doanh nghiệp là gì? Chủ doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia công đoàn không vẫn là câu hỏi nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay thắc mắc. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Công đoàn là gì?

Công đoàn Việt Nam là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị – xã hội  và đặc biệt là đối với người lao động. Tuy nhiên trên thực tế vai trò của Công đoàn không phải ai cũng nắm được còn nhiều người hiểu sai về vai trò công đoàn cũng như Công đoàn bị “lu mờ” so với những cơ quan khác (Tòa án, công an…) trong bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Căn cứ Điều 10 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:

Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Đại diện cho người lao động; tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, tuyên truyền, vận động người lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động

Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với người lao động, là một tổ chức không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối quan hệ này để cùng phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Căn cứ Luật công đoàn 2012 quy định về vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động:

  • Thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động:

Giúp đỡ người lao động trong hoạt động kí kết hợp đồng lao động, tư vấn ch người lao động biết quyền và nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng mà họ kí kết, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Giúp người lao động tránh rủi ro pháp lý khi không nắm được nội dung hợp đồng mà vi phạm.

Tham gia, thương lượng, kí kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện trong quan hệ lao động mà hai bên đã bàn bạc, thống nhất thông qua thương lượng tập thể. Đây là văn bản để người lao động trên sở thỏa thuận, thương lượng bằng sức mạnh của tập thể để tạo sức ép cho người sử dụng lao động đưa ra những yếu tố có lợi cho người lao động trong quan hệ lao động. Tuy nhiên không được trái quy định của pháp luật. Do đó cần có sự tham gia của tổ chức Công đoàn.

Bên cạnh đó tổ chức công đoàn còn tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, quy chế trả lương, thưởng, nội quy lao động. Thực hiện việc trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề quyền và nghĩa vụ của người lao động.

Tiến hành tư vấn pháp luật cho người lao động để người lao động để người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi quyền lợi của người lao động, tập thể lao động bị xâm phạm thì tổ chức công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp cần khởi kiện ra tòa thì tổ chức Công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động, người lao động khi được người lao động ủy quyền.

Bên cạnh đó tổ chức Công đoàn được tổ chức, lãnh đạo tập thể người lao động đình công theo quy định của pháp luật.

Giúp hài hòa, ổn định cùng nhau phát  triển giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Ngoài ra Công đoàn còn có chức năng tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động làm theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nội quy của tổ chức, của doanh nghiệp. Vận động người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.

Chủ doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia công đoàn không

Chủ doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia công đoàn không?
Chủ doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia công đoàn không?

Căn cứ Điều 1 Luật công đoàn 2012 quy định như sau:

“Điều 1. Công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Khoản 1 Điều 170 Bộ luật lao động 2019 quy định: “1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn..”

Theo quy định trên, có thể thấy việc thành lập công đoàn là hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của người lao động. Công đoàn cấp trên cơ sở có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, không có quyền ép buộc người lao động phải thành lập công đoàn. Doanh nghiệp cũng không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn. 

Tuy doanh nghiệp không có trách nhiệm phải thành lập công đoàn nhưng phải tạo điều kiện và hỗ trợ cho người lao động thành lập công đoàn khi có mong muốn thành lập, đồng thời phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn tiến hành hoạt động.

Xử lý thế nào khi người lao động không muốn thành lập công đoàn?

Điều 5 Nghị định 98/2014/NĐ-CP quy định về việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã định về thành lập các tổ chức chính trị – xã hội tại doanh nghiệp trong đó có tổ chức công đoàn như sau:

Điều 5. Quy định thành lập các tổ chức chính trị – xã hội tại doanh nghiệp

  1. Tổ chức Công đoàn

a) Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

b) Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.

c) Sau thời gian quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.

Như vây, theo quy định trên thì nếu Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.chậm nhất 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động thì doanh nghiệp sẽ phải thành lập tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật. Nếu như sau khi quá thời hạn trên mà doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn thì công đoàn cấp trên sẽ có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chủ doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia công đoàn không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định max số thuế cá nhân; tạm ngưng công ty; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Không thành lập công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn không?

Theo căn cứ trên thì doanh nghiệp có hay không thành lập công đoàn cơ sở thì đều thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn.
– Mức đóng kinh phí công đoàn: 2% tổng tiền lương đóng BHXH của đơn vị.
– Phương thức đóng kinh phí công đoàn:
+ Đóng theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn hiện nay được quy định như thế nào?

1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn?

1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm