Chứng chỉ quản lý đất đai theo quy định mới năm 2022

bởi ThuHa
Chứng chỉ quản lý đất đai theo quy định mới năm 2022

“Xin chào luật sư. Hiện nay chứng chỉ quản lý đất đai theo quy định mới ra sao? Để được cấp chứng chỉ quản lý đất đai cần đáp ứng những điều kiện gì? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đặt điểm hoạt động quản lý đất đai tại Việt Nam

Tính chất đặc biệt của tài nguyên đất

Đất đai là tài sản quý giá và là món hàng hóa vô cùng đặc biệt. Đa số các vụ khiếu nại, kiện tụng khó giải quyết; số cán bộ làm sai, bị kỷ luật nhiều cũng liên quan đến vấn đề đất đai. Các tiêu cực, tham nhũng cũng xảy ra với cán bộ lẫn người dân cũng có liên quan nhiều tới đất đai.

Đất không thể tự sản sinh thêm vì nó là nguồn tài nguyên từ tự nhiên. Con người cần có những giải pháp khai thác và sử dụng phù hợp để tránh gây ảnh hưởng tới “sức khỏe” của đất đai”

Vấn đề định giá đất

Chính phủ và Bộ Tài nguyên môi trước đã đưa ra nhiều quy định, chính sách, nguyên tắc để đánh giá và định giá đất. Từ đó có phương án đền bù phù hợp. Riêng với trường hợp khó định giá đất sẽ tiến hành chia đôi giữa hai thời điểm trước và sau dự án.

Hiện nay, hầu hết các địa phương đang gặp phải những khó khăn trong việc xác định giá đất ở các khu vực giáp ranh giữa thành thị và thông thôn, giữa nội thành và ngoại thành.

Khó khăn trong quản lý đất đai tại Việt Nam hiện nay

Thị trường BĐS Việt Nam đang ngày càng nóng lên với hàng nghìn dự án được quy hoạch mỗi năm. Tuy nhiên, hoạt động quản lý đất đai tại nước ta vẫn còn nhiều vướng mắc cho các cá nhân lẫn doanh nghiệp. Gây trở ngại trong quá trình mua bán, sử dụng và chuyển nhượng đất.

Những khó khăn này thể hiện ở sự hạn chế của đội ngũ quản lý:

  • Tính cục bộ trong quản lý đất đai
  • Hoạt động quản lý đất đai thiếu thông thoáng
  • Thiếu cương quyết trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai

Điều kiện để được cấp chứng chỉ quản lý đất đai

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 61/2015/TT-BTNMT. Cá nhân được cấp Chứng chỉ định giá đất phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự;
  • Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan;
  • Có trình độ chuyên môn là trình độ từ đại học trở lên chuyên ngành về quản lý đất đai, vật giá, thẩm định giá, địa chính, kinh doanh bất động sản, kinh tế bất động sản và các chuyên ngành khác liên quan đến định giá đất;
  • Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp chuyên ngành.
  • Có Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng về định giá đất theo chương trình bồi dưỡng về định giá đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Chứng chỉ quản lý đất đai theo quy định mới năm 2022
Chứng chỉ quản lý đất đai theo quy định mới năm 2022

Hồ sơ cấp chứng chỉ quản lý đất đai

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 61/2015/TT-BTNMT thì hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ định giá đất gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ định giá đất theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng về định giá đất.
  • Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học ngành hoặc chuyên ngành về quản lý đất đai, vật giá, thẩm định giá, địa chính, kinh doanh bất động sản, kinh tế bất động sản và các chuyên ngành khác liên quan đến định giá đất.
  • Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) của người đề nghị cấp Chứng chỉ định giá đất.
  • Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác về thời gian công tác theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Hai (02) ảnh màu cỡ 4x6cm chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày đề nghị cấp Chứng chỉ định giá đất.

Các loại giấy tờ trên là bản sao có chứng thực trừ đơn đề nghị cấp chứng chỉ định giá đất và hai ảnh màu cỡ 4x6cm; trường hợp không có chứng thực thì người đề nghị cấp Chứng chỉ định giá đất phải mang bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ định giá đất tại Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thủ tục cấp chứng chỉ quản lý đất đai

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên. Người đề nghị cấp Chứng chỉ định giá đất nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng một cửa hoặc gửi qua đường bưu điện đến Văn phòng một cửa – Bộ Tài nguyên và Môi trường; địa chỉ: số 10 Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết

  • Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thì Văn phòng một cửa gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ định giá đất đến Tổng cục Quản lý đất đai trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;
  • Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối với trường hợp đủ điều kiện cấp Chứng chỉ định giá đất thì Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai xem xét, ký thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp Chứng chỉ định giá đất trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm gửi Chứng chỉ định giá đất đến Văn phòng một cửa trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định cấp Chứng chỉ định giá đất.

Bước 3: Trả kết quả

Cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ định giá đất nhận kết quả trực tiếp tại Văn phòng một cửa hoặc qua đường bưu điện.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chứng chỉ quản lý đất đai theo quy định mới năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo thương hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào quản lý đất đai?

– Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Cơ quan nào cung cấp dữ liệu đất đai?

Theo Điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BYNMT, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai bao gồm:
– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.
– Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.

Thời hạn của chứng chỉ định đất là bao lâu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Thông tư 61/2015/TT-BTNMT thì chứng chỉ định giá đất có giá trị trong thời hạn 05 năm, trừ trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ định giá đất theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ định giá đất thì thời hạn của Chứng chỉ là thời hạn còn lại của Chứng chỉ định giá đất đã cấp.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm