Chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn có gì khác biệt?

bởi Ngọc Gấm
Chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn có gì khác biệt?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn có gì khác biệt?Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay khi mua các căn hộ chung cư chúng ta thường hay nghe các chuyên viên mua giới bất động sản giới thiệu căn hộ chung cư 50 năm và căn hộ chung cư vĩnh viễn. Vậy rốt cuộc thì chung cư 50 năm là gì? Chung cư vĩnh viễn là gì? Chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn có gì khác biệt?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn có gì khác biệt? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nhà chung cư là nhà như thế nào?

Theo quy định của Luật Nhà ở 2014 ta biết được:

– Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

– Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư.

– Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật này.

– Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Nhà chung cư khác gì với căn hộ chung cư?

Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD  quy định như sau:

– Nhà chung cư: Nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.

GHI CHÚ: Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp sau đây được gọi tắt là nhà chung cư hỗn hợp.”

– Căn hộ chung cư: Căn hộ nằm trong nhà chung cư hoặc nhà chung cư hỗn hợp, phục vụ mục đích để ở cho một gia đình, cá nhân hay tập thể.

Quy định về phân hạn nhà chung cư tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2016/TT-BXD quy định về phân hạng nhà chung cư như sau:

Nhà chung cư được phân thành 03 hạng như sau:

– Hạng A: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, đồng thời phải đạt tối thiểu 18 trên tổng số 20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Quy hoạch – Kiến trúc

1. Vị trí:Có hệ thống giao thông thuận tiện, cách đường phố chính (cấp đô thị, cấp khu vực) dưới 0,5 km; có thể tiếp cận phương tiện giao thông công cộng đô thị (cách ga, bến đỗ, trạm dừng xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao) trong phạm vi dưới 0,5 km.
2. Mật độ xây dựngMật độ xây dựng (diện tích chiếm đất công trình) không quá 45%.
3. Sảnh căn hộSảnh chính khu căn hộ được bố trí độc lập với lối vào khu vực để xe, khu vực dịch vụ, thương mại và khu vực công cộng khác; có quầy lễ tân, có phòng hoặc khu vực bố trí bàn ghế tiếp khách.
4. Hành langHành lang căn hộ có chiều rộng tối thiểu 1,8 m.
5. Diện tích căn hộBình quân diện tích sử dụng căn hộ trên số phòng ngủ tối thiểu là 35 m2. Tính theo công thức:  ≥ 35m2 (Trong đó TDtCh là tổng diện tích sử dụng các căn hộ, TsPn là tổng số phòng ngủ các căn hộ).
6. Phòng vệ sinhBình quân tổng số phòng vệ sinh trên tổng số phòng ngủ của các căn hộ ≥0,7. Tính theo công thức:  ≥ 0,7 (Trong đó TsPwc là tổng số phòng vệ sinh các căn hộ, TsPn là tổng số phòng ngủ các căn hộ).
7. Thang máyMỗi thang máy phục vụ tối đa không quá 40 căn hộ (tổng số căn hộ chia cho tổng số thang máy phục vụ căn hộ ≤40).
8. Chỗ để xeTối thiểu mỗi căn hộ có 01 chỗ để ô tô (có mái che).

– Hệ thống, thiết bị kỹ thuật

9. Cấp điệnCó máy phát điện dự phòng đủ công suất và hệ thống cấp điện đảm bảo cho sinh hoạt trong căn hộ và hoạt động của các thiết bị, chiếu sáng chung của tòa nhà khi mất điện lưới hoặc nguồn cấp điện bình thường khác của tòa nhà.
10. Cấp nướcDung tích bể chứa nước sinh hoạt cho căn hộ trên tổng số căn hộ tối thiểu đạt 1.600 lít (đảm bảo cấp 200 lít/người/ngày-đêm trong 2 ngày).
11. Thông tin, liên lạcCó hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, điện thoại, internet tốc độ cao đến từng căn hộ.
12. Phòng cháy chữa cháyCó hệ thống, thiết bị chữa cháy tự động khu vực công cộng và trong căn hộ.
Chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn có gì khác biệt?
Chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn có gì khác biệt?

– Dịch vụ, Hạ tầng xã hội

13. Thương mạiCó trung tâm thương mại hoặc siêu thị trong bán kính 1 km.
14. Thể thaoCó 2 trong các tiện ích phục vụ thể thao sau: phòng tập gym, bể bơi, sân tennis, sân thể thao khác… dành riêng, nằm trong công trình hoặc trong tổng thể quy hoạch hoặc trong bán kính 200 m.
15. Sân chơiCó sân chơi trẻ em và cư dân dành riêng hoặc trong tổng thể quy hoạch hoặc trong bán kính 200 m.
16. Y tếCó bệnh viện, phòng khám trong bán kính 0,5 km.
17. Giáo dụcCó trường mầm non, tiểu học trong bán kính 0,5 km.

– Chất lượng, quản lý, vận hành

18. Chất lượngThang máy, đèn chiếu sáng công cộng, máy bơm, máy phát điện, thiết bị báo cháy, chữa cháy và các thiết bị khác (nếu có) như điều hòa, cấp gas, cấp nước nóng còn trong thời hạn bảo hành của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp thiết bị; trường hợp hết thời hạn bảo hành thì không quá 10 năm kể từ thời điểm hết thời hạn bảo hành và phải được kiểm định đảm bảo chất lượng, vận hành tốt; công trình được hoàn thiện (ốp, lát, trát, sơn..) đạt chất lượng cao.
19. Quản lý, vận hànhCó đơn vị quản lý, vận hành chuyên nghiệp; thường xuyên quét dọn, lau rửa, hút bụi các khu vực công cộng, chăm sóc cây xanh, sân, vườn, đường nội bộ đảm bảo vệ sinh sạch đẹp.
20. Bảo vệ an ninhCó hệ thống camera kiểm soát trong bãi đỗ xe, sảnh, hành lang, cầu thang; kiểm soát ra vào (bằng thẻ từ, vân tay, mã điện tử…).

– Hạng B: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, đồng thời phải đạt tối thiểu 18 trên tổng số 20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Quy hoạch – Kiến trúc

1. Vị trí:Có hệ thống giao thông thuận tiện, cách đường phố chính (cấp đô thị, cấp khu vực) dưới 0,5 km; có thể tiếp cận phương tiện giao thông công cộng đô thị (cách ga, bến đỗ, trạm dừng xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao) trong phạm vi dưới 1 km.
2. Mật độ xây dựngMật độ xây dựng (diện tích chiếm đất công trình) không quá 55%.
3. Sảnh căn hộSảnh chính khu căn hộ được bố trí độc lập với lối vào khu vực để xe, khu vực dịch vụ, thương mại và khu vực công cộng khác.
4. Hành langHành lang căn hộ có chiều rộng tối thiểu 1,5 m.
5. Diện tích căn hộBình quân diện tích sử dụng căn hộ trên số phòng ngủ tối thiểu 30 m2. Tính theo công thức:  ≥ 30m2 (Trong đó TDtCh là tổng diện tích sử dụng các căn hộ, TsPn là tổng số phòng ngủ các căn hộ).
6. Phòng vệ sinhBình quân tổng số phòng vệ sinh trên tổng số phòng ngủ của các căn hộ ≥0,5. Tính theo công thức:  ≥ 0,5 (Trong đó TsPwc là tổng số phòng vệ sinh các căn hộ, TsPn là tổng số phòng ngủ các căn hộ).
7. Thang máyMỗi thang máy phục vụ tối đa không quá 50 căn hộ (tổng số căn hộ chia cho tổng số thang máy phục vụ căn hộ ≤ 50).
8. Chỗ để xeTối thiểu 02 căn hộ có 01 chỗ để ô tô (có mái che).

– Hệ thống, thiết bị kỹ thuật

9. Cấp điệnCó máy phát điện dự phòng đủ công suất và hệ thống cấp điện đảm bảo cho hoạt động của các thiết bị, chiếu sáng chung của tòa nhà khi mất điện lưới hoặc nguồn cấp điện bình thường khác của tòa nhà.
10. Cấp nướcDung tích bể chứa nước sinh hoạt cho căn hộ trên tổng số căn hộ tối thiểu đạt 1.200 lít (đảm bảo cấp 150 lít/người/ngày-đêm trong 2 ngày).
11. Thông tin, liên lạcCó hệ thống cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, điện thoại, internet tốc độ cao đến từng căn hộ.
12. Phòng cháy chữa cháyCó hệ thống, thiết bị chữa cháy tự động khu vực công cộng.

– Dịch vụ, Hạ tầng xã hội

13. Thương mạiCó trung tâm thương mại hoặc siêu thị trong bán kính 1,5 km.
14. Thể thaoCó 01 trong các tiện ích phục vụ thể thao sau: phòng tập gym, bể bơi, sân tennis, sân thể thao khác… dành riêng, nằm trong công trình hoặc trong tổng thể quy hoạch hoặc trong bán kính 500 m.
15. Sân chơiCó sân chơi trẻ em và cư dân dành riêng hoặc trong tổng thể quy hoạch hoặc trong bán kính 500 m.
16. Y tếCó bệnh viện, phòng khám trong bán kính 1 km.
17. Giáo dụcCó trường mầm non, tiểu học trong bán kính 1 km.

– Chất lượng, quản lý, vận hành

18. Chất lượngThang máy, đèn chiếu sáng công cộng, máy bơm, máy phát điện, thiết bị báo cháy, chữa cháy và các thiết bị khác (nếu có) như điều hòa, cấp gas, cấp nước nóng còn trong thời hạn bảo hành của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp thiết bị; trường hợp hết thời hạn bảo hành thì không quá 10 năm kể từ thời điểm hết thời hạn bảo hành và phải được kiểm định đảm bảo chất lượng, vận hành tốt.
19. Quản lý, vận hànhCó đơn vị quản lý, vận hành chuyên nghiệp.
20. Bảo vệ an ninhCó hệ thống camera kiểm soát trong bãi đỗ xe, sảnh, hành lang, cầu thang.

– Hạng C: là nhà chung cư đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này nhưng không đạt đủ tiêu chí để công nhận hạng A và hạng B theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6.

Chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn có gì khác biệt?

Theo quy định tại Điều 99 Luật Nhà ở 2014 quy định về thời hạn sử dụng nhà chung cư như sau:

– Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định tại khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện kiểm định chất lượng nhà ở.

Theo mục 1.4.28 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD quy định về tuổi thọ thiết như sau:

Thời hạn sử dụng dự kiến theo thiết kế của công trình để tính toán kết cấu xây dựng (bao gồm cả phần nền móng) đảm bảo an toàn chịu lực và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường trong suốt thời gian khai thác và sử dụng công trình mà không phải tiến hành bất kỳ sửa chữa lớn hay gia cường kết cấu chịu lực nào.

Theo mục 2.3  Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD  quy định về yêu cầu về kết cấu có đề cập tuổi thọ thiết kế như sau:

  • Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được tính toán đảm bảo tuổi thọ thiết kế tối thiểu 50 năm (ngoại trừ các trường hợp khác do người quyết định đầu tư/chủ đầu tư quyết định phù hợp với thời gian khai thác sử dụng công trình).
  • Kết cấu của nhà phải đảm bảo độ bền lâu tương ứng với tuổi thọ thiết kế.
  • Tuổi thọ thiết kế của công trình phải được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế và các hồ sơ khác của công trình theo quy định của pháp luật. Đến thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế), chủ đầu tư/người quyết định đầu tư cần có thông báo và tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng của công trình để có biện pháp can thiệp kéo dài thời hạn sử dụng hoặc có biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Thông tư 03/2016/TT – BXD về thời hạn cấp công trình nhà ở chung cư thì thời hạn sử dụng nhà ở được quy định như sau:

  • Công trình xây dựng cấp I (công trình nhà ở trên 20 tầng, công trình đặc biệt): có thời hạn sử dụng là trên 100 năm;
  • Công trình xây dựng cấp II (công trình nhà ở từ trên 8 đến dưới 20 tầng): có thời hạn sử dụng là từ 50 đến 100 năm;
  • Công trình xây dựng cấp III (công trình nhà ở từ trên 2 đến 7 tầng): có thời hạn sử dụng là từ 20 đến dưới 50 năm;
  • Công trình xây dựng cấp IV (công trình nhà ở 1 tầng kết cấu đơn giản): có thời hạn sử dụng dưới 20 năm.

Như vậy thông qua các quy định trên ta biết được:

  • Thứ nhất: Không có loại chung cư nào là là chung cư có thời gian sử dụng vĩnh viễn. Chung cư vĩnh viễn mà người dân hay gọi là dạng chung cư trên 20 tầng, và có thời hạn sử dụng trên 100 năm.
  • Thứ hai: Chung cư 50 năm là ám chỉ chung cư từ trên 8 đến dưới 20 tầng và có thời hạn sử dụng là 50 năm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Chung cư 50 năm và chung cư vĩnh viễn có gì khác biệt?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; Mức bồi thường thu hồi đất; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, giá đất bồi thường khi thu hồi đất; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về bảo trì nhà chung cư tại Việt Nam?

– Bảo trì nhà chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
– Việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật này; việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật này.
– Nội dung bảo trì, quy trình bảo trì và việc quản lý hồ sơ bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại Việt Nam?

1. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu có nhà chung cư quy định tại Điều 110 của Luật này để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này không chấp hành việc phá dỡ.
2. Nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ và trực tiếp đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu nhà chung cư không chấp hành việc phá dỡ.

 Phương án bố trí tái định cư khi phá dỡ nhà chung cư?

– Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu mà đang cho thuê thì việc bố trí chỗ ở cho người đang thuê được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người thuê nhà.
– Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì chủ sở hữu nhà chung cư và doanh nghiệp này thỏa thuận phương án bố trí tái định cư theo nguyên tắc quy định tại Điều 116 của Luật này để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.
Các chủ sở hữu nhà chung cư phải tổ chức cuộc họp Hội nghị nhà chung cư để thống nhất phương án bố trí tái định cư trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư phê duyệt.
– Trường hợp nhà chung cư thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 110 của Luật này mà chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở thực hiện cưỡng chế phá dỡ và tổ chức lập, phê duyệt phương án bố trí tái định cư theo nguyên tắc quy định tại Điều 116 của Luật này

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm