Chứng minh nhân dân hết hạn có lãnh bảo hiểm xã hội được không?

bởi Tình
CMND hết hạn có lãnh bảo hiểm xã hội được không?

Xin chào Luật sư. Tôi là Thơm. Tôi muốn nhận Bảo hiểm xã hội một lần, nhưng CMND của tôi đã hết hạn, đang làm lại và chờ cấp CCCD mới. Tôi có thể photo CMND cũ kèm tờ Giấy hẹn cấp mới của Công an hay không? CMND của tôi hết hạn có lãnh bảo hiểm xã hội được không? Tôi rất muốn tìm hiểu về vấn đề này. Rất mong nhận phản hồi từ phía Luật sư. Cảm ơn Luật sư.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Chứng minh nhân dân hết hạn có lãnh bảo hiểm xã hội được không?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về khái niệm bảo hiểm xã hội như sau:

“ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Phân loại bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội bao gồm 03 loại chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc, bổ sung và hưu trí bổ dung:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

+ Ốm đau

+ Thai sản

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

+ Hưu trí

+ Tử thất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

+ Hưu trí

+ Tư tuất.

Bảo hiểm bổ sung theo quy định của pháp luật.

CMND hết hạn có lãnh bảo hiểm xã hội được không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH như sau:

Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả  

1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần;…gồm:

a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.

a1) Sổ BHXH.

a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB”

Về hồ sơ hưởng BHXH một lần bao gồm:

Điều 109 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần, bao gồm: Bản chính Sổ BHXH và Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.

Khi người lao động thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân không phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội và việc thay đổi từ CMND sang CCCD không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp của bạn.

Theo quy định trên, CMND không phải là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ hưởng BHXH một lần. Tuy nhiên, để tra cứu xem bạn có phải là người có tên trong sổ BHXH hay không thì phải cần có giấy tờ tùy thân.

Nhưng ngoài chứng minh nhân dân có thể xuất trình các giấy tờ khác như: hộ chiếu, hoặc xác nhận nhân thân có ảnh đóng dấu giáp lai để nhận BHXH một lần.

Trường hợp của bạn chứng minh thư nhân dân hết hạn bạn sẽ không rút được BHXH một lần. Do đó, bạn chỉ có thể thay thế bằng một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân trên.

Số CMND hay số Căn cước công dân là một trong những tiêu thức quản lý đối tượng của cơ quan bảo hiểm xã hội. Do đó, người lao động lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) nộp cho BHXH để cơ quan BHXH cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.

Đổi CMND, CCCD có buộc phải điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm?

Căn cứ theo quy định tại điều 27 Quyết định số 595/QĐ – BHXH Quyết định về quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định về cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:

“ 1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng.

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT.”

Đối chiếu với quy định trên thì việc số CMND trên sổ bảo hiểm và CMND mới hiện nay do bị mất cấp lại không thuộc trường hợp phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, thuận tiện cho quá trình giải quyết chế độ sau này.

Đồng thời bạn cũng không bắt buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm. 

4 trường hợp không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

Người lao động thuộc đối tượng không phải tham gia BHXH bắt buộc

Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Cán bộ, công chức, viên chức.

Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn…

Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc.

Người lao động không làm việc và không hưởng lương 14 ngày trở lên trong tháng

NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp… nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, NLĐ và đơn vị không phải đóng BHXH. Tuy nhiên thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH do cơ quan BHXH đóng BHYT cho NLĐ.

Người hưởng chế độ hưu trí, người hưởng trợ cấp mất sức lao động

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH và khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, những đối tượng dưới đây không phải đóng BHXH bắt buộc:

– Người đang hưởng lương hưu hàng tháng không phải đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, nếu người này tham gia làm việc theo HĐLĐ mới sẽ được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác.

– Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

– Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

–  Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

CMND hết hạn có lãnh bảo hiểm xã hội được không?
CMND hết hạn có lãnh bảo hiểm xã hội được không?

Người đang trong thời gian thử việc

Căn cứ Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, thử việc có thể ký HĐLĐ hoặc hợp đồng thử việc.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều này, trong nội dung của hợp đồng thử việc không nhắc đến việc đóng BHXH như HĐLĐ.

Như vậy, NLĐ trong thời gian thử việc nếu ký HĐLĐ thì phải tham gia BHXH bắt buộc còn hợp đồng thử việc thì không phải tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “CMND hết hạn có lãnh bảo hiểm xã hội được không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, quy định tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, tra mã số thuế cá nhân, xác minh tình trạng hôn nhân, hồ sơ giải thể công ty cổ phần, thủ tục xin giải thể công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu không nhớ số sổ BHXH phải làm như thế nào?

Hiện nay, để tra cứu số Sổ BHXH, người dùng có thể truy cập vào đường link:
https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Người lao động nhập đầy đủ, chính xác thông tin rồi nhấn tra cứu.
Hệ thống sẽ trả về kết quả mã số BHXH của người tham gia cùng các thông tin liên quan như họ tên, giới tính, ngày sinh,..

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định ra sao?

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch mất bao lâu?

Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm