Chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng

bởi Liên
Chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng

Đất đang sử dụng có thể bị thu hồi để giải phóng mặt bằng, cải tạo, tu sửa, nâng cấp nhằm phục vụ cho các mục đích phát triển kinh doanh, du lịch, công cộng, giao thông, an ninh quốc phòng…Trước khi thực hiện việc di dời nhà ở, tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất có thể được đền bù bằng một khoản tiền nếu thuộc các trường hợp được đền bù theo quy định của luật. Khoản tiền này sẽ được lưu trong chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng và chính là một trong những căn cứ để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến bất động sản. Vậy chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng được pháp luật quy định là gì? Chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng

Bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những quy định của Luật Đất đai, là giải pháp cần thiết phải thực hiện khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất nhằm đền bù những thiệt hại tổn thất gây ra, trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho người sử dụng đất.

Đối với quy định về chứng từ. Theo giải thích tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

Chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ.

Đối với chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:

  • Chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
  • Chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
  • Chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.

Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP,  các khoản thu nhập được từ bất động sản trong đó có đất đai theo quy định thì sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể như sau:

“5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức;

Thu nhập chịu thuế tại khoản này bao gồm cả khoản thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật”. 

Như vậy, căn cứ vào các nội dung nêu trên, có thể thấy chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước mà cá nhân phải trả từ thu nhập khi được đền bù một khoản tiền từ việc giải phóng mặt bằng. Nội dung sẽ bao gồm khoản chi phí đền bù, hỗ trợ mà chủ thể có thẩm quyền trả trực tiếp cho từng cá nhân, hộ gia đình, tổ chức nơi bị thu hồi đất giải phóng mặt bằng và có lập Bảng kê ghi rõ: tên; địa chỉ của người nhận; số tiền đền bù, hỗ trợ; chữ ký của người nhận tiền và được Chính quyền phường, xã nơi dân được đền bù, hỗ trợ xác nhận thì khoản chi phí này được tính vào giá vốn của đất chuyển quyền.

Chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng
Chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng

Mức đền bù khi giải phóng mặt bằng

Theo quy định của luật đất đai năm 2013, các trường hợp mà Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi để giải phóng mặt bằng như sau:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh 
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Việc tiến hành thu hồi đất để giải phóng mặt bằng được căn cứ dựa trên các cơ sở sau:

  • Dự án đầu tư thuộc trường hợp pháp luật có quy định tại Điều 61 và 61 Luật Đất đai 2013;
  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Tại Điều 74 Luật Đất đai năm 2013 quy định các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định thì được bồi thường.

– Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

– Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Mức tiền đền bù giải phóng mặt bằng được xác định dựa theo khung giá đất được chính phủ ban hành thay đổi 05 năm một lần. Tuy vậy, tùy vào từng trường hợp giải phóng mặt bằng, pháp luật đất đai có quy định về cách thức lấy đất và tiền phải trả cho người sử dụng đất là khác nhau, cụ thể:

– Thứ nhất, tiền bồi thường được tính theo giá nhà nước. Giá đất nhà nước quy định được sử dụng để tính tiền bồi thường cho người dân bị thu hồi đất thuộc một trong số các trường hợp sau:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

– Thứ hai, bên cạnh cách tính theo giá nhà nước thì giá đất bồi thường cũng có thể tính dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

Căn cứ tính thuế đền bù giải phóng mặt bằng

Căn cứ theo Điều 14 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012 thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản sẽ bao gồm:

  • Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
  • Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản.
  • Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật

Cụ thể tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP thu nhập tính thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

– Giá chuyển nhượng bất động sản là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.

  • Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. 
  • Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

Đối với công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì được xác định căn cứ vào tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng nhân (x) với giá tính lệ phí trước bạ công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. 

  • Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa có quy định về đơn giá thì áp dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng tại thời điểm chuyển nhượng.
  • Trường hợp cho thuê lại mà đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

– Thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:

  • Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.

Liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833 102 102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tiền thuế ghi trong chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng được tính thế nào?

Căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, trường hợp xác định được thu nhập tính thuế, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 25%
– Trường hợp người nộp thuế không xác định hoặc không có hồ sơ để xác định giá vốn hoặc giá mua hoặc giá thuê và chứng từ hợp pháp xác định liên quan của hoạt động chuyển nhượng bất động sản làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
– Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thỏa thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của Tòa án,… Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.

Khi nào bắt đầu thời điểm tính thuế được lưu trong chứng từ đền bù giải phóng mặt bằng?

Căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC hời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm