Hiện nay quy định về việc chuyển công chức thành viên chức thế nào? Hiện tại tôi đang làm công chức cấp xã. Tuy nhiên tôi nghe nói hiện nay có quy định chuyển công chức cấp xã thành viên chức đối với tôi. Tôi cũng thấy nó tiện cho tôi hơn vì tôi được đi làm gần nhà. Nhưng tôi cũng đang phân vân vì không biết giữa viên chức và công chức cái nào sẽ đãi ngộ tốt hơn? Sếp tôi có được giải quyết việc chuyển công chức cấp xã thành viên chức hay không? Ai có thẩm quyền chuyển công chức cấp xã thành viên chức theo quy định mới hiện nay? Hiện nay quy định liên quan đến việc chuyển công chức được áp dụng đối với những ai? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn LSX.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Chuyển công chức cấp xã thành viên chức chúng tôi xin được tư vấn đến bạn như sau:
Chế độ điều động chuyển công tác và tiếp nhận công chức cấp xã
Hiện nay quy định về việc chuyển điều động công tác thế nào đối với viên chức. Hiện nay việc luân chuyển công tác hay vị trí khi làm việc không phải là một điều gì quá xa lạ. Tuy nhiên việc điều động hay chuyển công tác hiện hành thì cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Chế độ điều động chuyển công tác và tiếp nhận công chức cấp xã hiện hành được quy định cụ thể như sau:
Chế độ điều động, chuyển công tác và tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này đến làm việc ở xã, phường, thị trấn khác được quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định 33/2023/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2023) như sau:
– Đối với công chức Văn phòng – thống kê, Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính – kế toán, Tư pháp – hộ tịch, Văn hóa – xã hội:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn này chuyển sang làm việc ở xã, phường, thị trấn khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc chuyển công tác, tiếp nhận công chức cấp xã từ xã, phường, thị trấn của cấp huyện này sang làm việc ở xã, phường, thị trấn của cấp huyện khác sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc chuyển công tác đối với công chức cấp xã ra ngoài tỉnh và tiếp nhận công chức cấp xã từ tỉnh khác sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ nơi chuyển công tác và nơi tiếp nhận.
– Đối với công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã:
Việc điều động, chuyển công tác, tiếp nhận công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã được thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc điều động, chuyển công tác, tiếp nhận công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã theo phân cấp quản lý công chức của địa phương.
– Cán bộ, công chức cấp xã được điều động, chuyển công tác, tiếp nhận đến làm việc ở cấp xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Chuyển công chức cấp xã thành viên chức thế nào?
Hiện nay việc chuyển công chức thành viên chức có thể xảy ra. Tuy nhiên điều kiện cần có để công chức cấp xã chuyển qua làm viên chức thì phải có những điều kiện nhất định. Đặc biệt là công chức cấp xã cũng có thể chuyển thành viên chức được. Tuy nhiên những quy định để thực hiện chuyển công chức cấp xã thành viên chức là gì? Cơ quan nào tiến hành chuyển công chức cấp xã thành viên chức?
Khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Viên chức nêu rõ:
Công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này.
Đồng thời, quá trình cống hiến, thời gian công tác của công chức trước khi chuyển sang viên chức được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.
Theo đó, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định, căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, công chức được tiếp nhận vào làm viên chức trong trường hợp:
– Đang là công chức cấp xã, có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí cần tuyển, có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc;
– Đã từng là công chức sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội, nghề nghiệp…
Như vậy, theo quy định mới, có 02 đối tượng là công chức sẽ được chuyển sang viên chức. Trong đó, nếu đang là công chức cấp xã thì phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Riêng trường hợp bổ nhiệm để làm viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Trong khi đó, trước đây, theo khoản 4 Điều 42 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, công chức được điều động về làm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về viên chức như:
– Có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam; Có lý lịch rõ ràng;
– Có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái quy định của pháp luật…
Như vậy, theo phân tích trên, có thể thấy, hiện nay, chỉ có 02 đối tượng công chức được chuyển sang viên chức như trên mà không còn trường hợp công chức được điều động sang làm viên chức nữa.
Khoản 9 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Viên chức nêu rõ: Công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này.
Đồng thời, quá trình cống hiến, thời gian công tác của công chức trước khi chuyển sang viên chức được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.
Để hướng dẫn cụ thể điều này, tại khoản 4 Điều 42 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Chính phủ quy định, công chức được điều động về làm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về viên chức nếu đáp ứng các điều kiện sau: Có quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam; Có lý lịch rõ ràng; Có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm; Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái quy định của pháp luật…
Như vậy, theo các căn cứ nêu trên, có thể thấy, công chức có thể được chuyển sang viên chức nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về viên chức và hình thức chuyển từ công chức sang viên chức là điều động công chức.
Chuyển sang viên chức thì công chức cần bằng đại học không?
Hiện nay việc tuyển dụng công chức hay viên chức hiện nay cần nhiều điều kiện hơn. Bên cạnh đó thì những quy định về trình độ chuyên môn, những kỹ năng ngoài lề như là tin học hay tiếng anh cũng hết sức là cần thiết. Vậy những quy định về chuyên môn và bằng cấp là như thế nào? Chuyển sang viên chức thì công chức cần bằng đại học hay không theo quy định? Những quy định về vấn đề này có các vấn đề cần lưu ý như sau:
Theo phân tích ở trên, chỉ trong 02 trường hợp công chức được tiếp nhận vào làm viên chức. Trong đó, thành phần hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào viên chức được nêu tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 115/2020 gồm:
– Sơ yếu lý lịch viên chức, lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
– Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
Có thể thấy, về điều kiện văn bằng, chứng chỉ, quy định trên chỉ yêu cầu “các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển” mà không yêu cầu rõ người được tiếp nhận vào viên chức phải có bằng đại học.
Theo đó, các đối tượng này chỉ cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của vị trí việc làm cần tuyển mà không bắt buộc phải có bằng đại học.
Ví dụ:
Theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên cần phải đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo như sau:
– Giáo viên mầm non: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;
– Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm…
Như vậy, nếu công chức thuộc trường hợp được xem xét tiếp nhận vào làm giáo viên mầm non thì về trình độ đào tạo chỉ cần đáp ứng tiêu chuẩn có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên là được mà không bắt buộc phải có bằng đại học.
Công chức được tuyển dụng theo hình thức nào?
Hiện nay việc tuyển dụng viên chức hiện nay được xét tuyển hoặc là thi tuyển. Tuy nhiên để biết rõ hơn về hình thức tuyển dụng công chức thì cần có nhiều hiểu biết hơn về quy định thi tuyển công chức. Bên cạnh đó thì để có thể đậu công chức cần trải qua 2 vòng thi là kiến thức chung và phần kiến thức chuyên ngành. Về hình thức công chức được tuyển dụng chi tiết gồm có những vấn đề này như sau:
Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung(sửa đổi, bổ sung Điều 37 Luật cán bộ, công chức năm 2008), quy định:
1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.
2. Việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
3. Ngoài 02 hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
d) Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
đ) Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
4. Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008; các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và dkhoản 3 Điều này còn phải có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận.
Khuyến nghị
LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Chuyển công chức cấp xã thành viên chức thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty LSX luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chuyển công chức cấp xã thành viên chức thế nào?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí tách thửa đất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Công chức dự thi nâng ngạch phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.
2. Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung (sửa đổi, bổ sung Điều 56 Luật cán bộ, công chức năm 2008), quy định:
1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
d) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
đ) Thái độ phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
Khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 58 Luật cán bộ, công chức năm 2008), quy định: Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.