Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Bình, tôi hiện có một mảnh đất xen kẹt phía trái nhà đã bỏ hoang từ lâu. Tôi dự định sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng mảnh đất này thành đất ở, tuy nhiên không biết là để chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở thì cần lưu ý những điểm gì nhiều, luật sư có thể giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở có những điểm gì nổi bật?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Đất xen kẹt là gì?
Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Mỗi nhóm đất có từng loại đất cụ thể nhưng không có loại đất nào có tên gọi là đất xen kẹt.
Mặc dù pháp luật không quy định nhưng trên thực tế thuật ngữ “đất xen kẹt” được sử dụng khá phổ biến tại khu vực đô thị, nhất là những thành phố lớn.
Thông qua thực tiễn thì đất xen kẹt chủ yếu được hiểu là đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư (xen lẫn với đất ở) hoặc diện tích đất còn dư sau quy hoạch. Đặc điểm của loại đất này là nằm giữa khu dân cư nên thửa đất thường có diện tích không lớn. Đất xen kẹt trên thực tế chủ yếu là đất vườn, đất trồng cây hàng năm khác, đất ao hoặc các loại đất nông nghiệp khác mà hiện nay không còn sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Tóm lại, đất xen kẹt là cách gọi phổ biến của người dân, có vị trí xen lẫn giữa các thửa đất ở trong khu dân cư tại khu vực đô thị và thông thường thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở có những điểm gì nổi bật?
Căn cứ điểm d, điểm e Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
…
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
…
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở”.
Như vậy, việc chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều kiện chuyển đổi đất xen kẹt
Ngoài ra, căn cứ Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.
Như vậy, UBND cấp huyện chỉ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất xen kẹt thành đất ở khi đủ 2 điều kiện sau:
+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan Nhà nước phê duyệt cho phép chuyển sang đất ở. Nếu không có kế hoạch thì người sử dụng đất phải đợi.
+ Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định
Thủ tục chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở như thế nào?
Hồ sơ chuẩn bị
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các giấy tờ sau:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Quy trình thực hiện
Căn cứ theo Điều 69, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013, trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Sau đó, trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Sau khi nắm được kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp quận/huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bạn cần nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất đến cơ quan tài nguyên và môi trường và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm: Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
Quy định mới về chuyển đổi đất xen kẹt
Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 1, Nghị định 148/2020/NÐ-CP về thì các thửa đất nhỏ hẹp (người dân thường gọi là đất xen kẹt) do Nhà nước quản lý sẽ ưu tiên sử dụng vào mục đích công cộng. Nếu không sử dụng được vào mục đích công cộng thì thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền kề.
Nếu có từ hai người sử dụng đất liền kề trở lên có nhu cầu sử dụng thửa đất nhỏ hẹp thì việc giao đất, cho thuê đất sẽ thực hiện qua hình thức đấu giá. Không áp dụng hình thức đấu giá với trường hợp chỉ có một người có nhu cầu sử dụng.
Ngoài ra, trong khoản 1 Điều 1 của Nghị định 148/2020/NÐ-CP có quy định như sau:
“3. Thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp cho người sử dụng đất liền kề được xác định thống nhất với thời hạn sử dụng của thửa đất mà người sử dụng đất liền kề đang sử dụng. Trường hợp giao, cho thuê các thửa đất nhỏ hẹp gắn với việc chuyển mục đích sử dụng của thửa đất liền kề với thửa đất nhỏ hẹp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điều 125 và Điều 126 của Luật Đất đai”.
Theo quy đinh trên nếu giao đất, cho thuế đất xen kẹt gắn với việc chuyển mục đích sử dụng của thửa đất liền kề thì việc thời hạn sử dụng đất được xác định theo nhóm đất sử dụng ổn định lâu dài và nhóm đất sử dụng có thời hạn.
Như vậy, đất xen kẹt có thể chuyển thành đất ở nếu được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục chuyển đổi theo hướng dẫn ở trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở có những điểm gì nổi bật?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: đơn xin cấp lại sổ đỏ, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Kinh nghiệm mua đất xen kẹt cần chú ý điều gì?
- Quyết định 40 chuyển đổi đất xen kẹt
- Các bước chuyển đổi mục đích sử dụng đất như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 40 Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý:
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian trả kết quả không quá 25 ngày.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Theo quy định pháp luật tại khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013, nếu đất xen kẹt muốn được cấp sổ đỏ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Đất xen kẹt không vi phạm luật đất đai.
Chủ sở hữu đất không có giấy tờ quy định tại điều 100 theo luật này.
Đất được sử dụng ổn định từ ngày 01 tháng 07 năm 2004.
Đất được UBND xác nhận không thuộc diện tranh chấp.
Đất phù hợp cho các quy hoạch và xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đất xen kẹt hấp dẫn người mua bởi giá thành rẻ, thường nằm ở khu vực được đô thị hóa với cơ hội phát triển trong tương lai. Tuy nhiên loại đất này cũng tiềm ẩn muôn vàn rủi ro, không cẩn thận thì nhà đầu tư rất dễ mất trắng. Một khi đã quyết định mua, nhà đầu tư nên xem xét kỹ những điều sau:
Thứ nhất, tìm hiểu thông tin quy hoạch và chủ sở hữu tại cơ quan chức năng địa phương.
Thứ hai, làm hợp đồng mua bán bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký của 2 bên và nên có thêm xác nhận của bên thứ 3 để đề phòng trường hợp xảy ra kiện tụng về sau.
Thứ ba, đối với trường hợp đất có giấy chứng nhận quyền sở hữu, phải kiểm tra kỹ lưỡng và làm đúng các thủ tục mua bán.