Chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng được không?

bởi BuiNgan
Chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng được không?

Căn hộ đang vay ngân hàng có thể hiểu là những căn hộ chung cư được mua bởi số tiền được chủ nhà vay mượn từ ngân hàng. Các căn hộ này có thể đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chưa có. Việc chuyển nhượng căn hộ vay ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bên nhận chuyển nhượng cần tìm hiểu kỹ các quy định để tránh gặp những thiệt hại không đáng có.

Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng dưới đây.

Chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng

Điều kiện để xác minh căn hộ chung cư được phép chuyển nhượng

Với những căn hộ vay ngân hàng hoặc chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài chính mà chủ nhà muốn chuyển nhượng.

Trong trường hợp này, cần phải xác định xem căn hộ chung cư đó có đủ cơ sở pháp lý và đủ điều kiện để giao dịch hay không. Sau đó, mới có thể đi đến kết luận chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng một cách hợp pháp.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở, các giao dịch liên quan đến mua bán, chuyển nhượng, biếu, tặng, cho, đổi, thế chấp, góp vốn đều cần phải đạt đủ những điều kiện sau đây:

  • Có giấy chứng nhận đúng theo các quy định của pháp luật
  • Các căn hộ đó không thuộc diện tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu
  • Căn hộ không bị kê biên để thi hành án hoặc đã và đang chấp hành quyết định hành chính.
  • Không nằm trong diện đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa,…

Quy trình chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng

Đối với trường hợp các căn hộ chung cư cần chuyển nhượng chưa được cấp sổ hồng, quy trình chuyển nhượng căn hộ chung cư đang vay ngân hàng diễn ra như sau:

  • Hai bên giao dịch bắt đầu tiến hàng ký kết hợp đồng, thỏa thuận và bàn giao tiền cọc.
  • Bên bán sẽ chịu trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về vấn đề chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng của mình.

Sau đó, chủ đầu tư sẽ căn cứ vào thực tế để đưa ra văn bản hướng dẫn chuyển nhượng cụ thể.

Ngoài ra, trong trường hợp này bên bán sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc thanh toán hết số tiền đã vay ngân hàng. Để thanh lý hợp đồng tín dụng trước đó đã được ký với ngân hàng.

  • Hai bên sẽ tiến hàng ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng. Lúc này, bên mua sẽ phải hoàn thành thanh toán số tiền mua bán còn lại cho bên bán.
  • Tiến hàng sang tên đổi chủ hợp đồng mua bán tại văn phòng của chủ đầu tư dự án chung cư đó.

Các bước chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng đã có Giấy chứng nhận

Trong trường hợp này, các căn hộ đang vay ngân hàng sau khi được cấp sổ hồng sẽ được cơ quan tài nguyên môi trường gửi sổ hồng đến trực tiếp ngân hàng.

Vì thế, để quy trình chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng đã có sổ hồng một cách hợp pháp. Quý bạn đọc có thể thực hiện quy trình chuẩn như sau:

  • Hai bên tiến hành ký hợp đồng và thỏa thuận, đặt cọc căn hộ chung cư. Bên mua sẽ có nghĩa vụ đặt cọc cho bên bán số tiền đúng bằng số tiền đã vay ngân hàng trước đó.

Sau đó, bên mua và bên bán sẽ cùng đến ngân hàng để thanh toán khoản vay và nhận lại sổ hồng.

Lúc này, bên bán sẽ ủy quyền để bên mua sẽ được thay mặt và chính thức thực hiện thủ tục xóa thế chấp. Tại đây, bạn nên trực tiếp giữ và bảo quản số hồng nhằm tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

  • Hai bên sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng căn hộ tại các văn phòng công chứng có uy tín.Sau khi đã hoàn thành xong các thủ tục xóa bỏ khoản vay ngân hàng hay thế chấp.

Bên mua và bên bán sẽ tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng.

  • Sau đó tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai hay còn gọi là sang tên sổ đỏ.

Rủi ro khi chuyển nhượng căn hộ thế chấp ngân hàng

Chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng được không?
Chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng được không?

Về mặt pháp lý, căn hộ đang thế chấp tại ngân hàng khá an toàn, vì trước đó ngân hàng đã có bước định giá, kiểm soát pháp lý trước khi nhận thế chấp. Tuy nhiên mua căn hộ loại này có một số rủi ro sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất do ngân hàng giữ nên tại thời điểm mua người mua có thể không nắm được các thông tin chính xác liên quan căn hộ định mua như diện tích trên sổ, chủ sở hữu…

– Với căn hộ có nhiều người cùng đứng tên trên sổ rắc rối có thể xảy ra nếu có tranh chấp giữa các đồng sở hữu

– Việc sang tên chuyển nhượng cần nhiều thủ tục và mất thời gian hơn vì cần sự hợp tác của ngân hàng.

Ngoài ra nếu chưa đủ tiền mua đứt căn hộ, phải vay ngân hàng thì thủ tục giải ngân cũng rắc rối hơn. Thông thường các chủ nhà mong muốn bán căn hộ cho người đã đủ tài chính để tránh rắc rối, mất thời gian…

Lưu ý quan trọng khi nhận chuyển nhượng căn hộ thế chấp ngân hàng

Để đảm bảo an toàn khi mua bán căn hộ đang thế chấp ngân hàng, ngoài nắm rõ các bước thủ tục cần lưu ý khai thác các thông tin liên quan. Cụ thể:

– Nên đến trụ sở chính ngân hàng mà chủ nhà đang thế chấp để hỏi rõ tình trạng khoản vay của chủ nhà, xin tên và điện thoại liên hệ của nhân viên phụ trách khoản vay để trao đổi. Thực tế đã có tình huống là nhà đất ở tỉnh A nhưng lại được thế chấp cho chi nhánh ngân hàng ở tỉnh B, khi đó người mua mất thêm thời gian công sức để tất toán khoản vay với chủ nhà. Nếu bạn không thể về tận nơi để làm thủ tục thì phải yêu cầu chủ nhà lấy đầy đủ giấy tờ để hai bên tiến hành mua bán như bình thường. Việc nắm được thông tin này khá quan trọng, vì nếu người mua đã đặt cọc rồi mới biết chi tiết này thì sẽ rơi cảnh “đâm lao phải theo lao” hoặc chấp nhận mất cọc.

– Sau khi mua bán xong, người mua phải đem sổ đỏ đi giải chấp ở Ủy ban quận, huyện, một số nơi cán bộ ở quận ghi thẳng vào trang 3-4 của bìa nhưng có nơi lại ghi (đánh máy) xác nhận đã xoá chấp khoản vay này. Người mua lưu ý cần phải giữ gìn cẩn thận tờ giấy xác nhận này, đề phòng trường hợp cần bán lại căn hộ thì đã có đầy đủ thông tin cung cấp cho người mua sau. Không ít trường hợp tưởng xoá chấp là xong không giữ lại giấy tờ xác nhận sẽ mất thời gian để xin cấp lại.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Chuyển nhượng căn hộ đang vay ngân hàng được không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty cổ phần, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, mẫu tạm ngừng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, bảo hộ logo độc quyền, max số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền, tra cứu quy hoạch xây dựng …của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ chuyển nhượng căn hộ vay ngân hàng

– Hợp đồng chuyển nhượng hay mua bán căn hộ gốc và phiếu thu nộp tiền theo các đợt.
– Văn bản chuyển nhượng căn hộ chung cư đang vay ngân hàng đã được công chứng.
– Biên lai thông báo tình trạng nộp thuế và xác nhận đã nộp thuế.
– Xác nhận chuyển nhượng đến từ chủ đầu tư của dự án chung cư đó.

Kê khai thuế và nộp thuế đối với hoạt động chuyển nhượng căn hộ vay ngân

Hồ sơ nộp thuế căn hộ HĐMB bao gồm:
-Văn bản chuyển nhượng bản gốc (1 bản)
-Giấy tờ căn hộ sao y công chứng (1 bản)
-Giấy ủy quyền bản gốc (2 bản)
-Giấy tờ tùy thân của bên bán (1 bộ)
-Giấy tờ tùy thân của bên mua (1 bộ)
-Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (1 bản)
Sau khi có đủ giấy tờ sẽ nộp hồ sơ tại Chi cục thuế và nhận giấy hẹn sau 4 -7 ngày làm việc (không tính T7 và CN) sau đó lên lấy thông báo thuế và nộp thuế tại điểm thu tiền ở gần đó.
Nộp thuế xong phải đảm bảo mang về 1 thông báo thuế bản gốc và 1 hóa đơn thuế bản gốc để làm căn cứ lên làm thủ tục xác nhận chuyển nhượng trên Chủ đầu tư.

Hồ sơ chuyển nhượng căn hộ nộp cho chủ đầu tư

Toàn bộ giấy tờ gốc của căn hộ và các giấy xác nhận của chủ đầu tư:
– Văn bản chuyển nhượng bản gốc
– Giấy ủy quyền: Đối với chủ đầu tư khác cần 1 bản (Đối với chủ đầu tư Vinhomes thì không nhận ủy quyền, yêu cầu chính chủ và khách mua phải cùng lên làm thủ tục xác nhận tuy nhiên vẫn có dự án hoặc trường hợp sẽ cho phép ủy quyền).
– Xác nhận tài sản riêng (nếu có): 1 bản gốc + 5 bản sao y.
– Thông báo thuế và hóa đơn thuế: bản gốc thông báo thuế + bản sao y công chứng, 1 bản gốc hóa đơn thuế + bản sao y công chứng.
– Giấy tờ cá nhân của bên bán và bên mua: Bộ sao y công chứng và giấy tờ gốc đi kèm để đối chiếu.
Sau khi xác nhận chuyển nhượng xong, chủ đầu tư đưa giấy hẹn trả xác nhận chuyển nhượng trong 01 tuần.
Sau đó, người mua cầm giấy hẹn lên chủ đầu tư, cùng giấy tờ tùy thân để nhận giấy xác nhận chuyển nhượng và nhận lại giấy tờ gốc của căn hộ.
Chủ đầu tư sẽ trả lại 01 bản văn bản chuyển nhượng có đóng dấu của chủ đầu tư. Sau đó cầm xác nhận chuyển nhượng bản gốc để Ban quản lý đối chiếu và 1 văn bản chuyển nhượng sao y công chứng để nộp lại với ban quản lý tòa nhà để cập nhật thông tin.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm