Có bắt buộc phải làm thẻ căn cước công dân hay không?

bởi Luật Sư X
Có bắt buộc phải làm thẻ căn cước công dân hay không?

Từ ngày 01/01/2016, thẻ căn cước công dân (CCCD) bắt đầu được cấp phát và có hiệu lực. Vậy thẻ căn cước; công dân có giá trị pháp lý như thế nào? Có bắt buộc phải làm thẻ CCCD không? Trong bài viết dưới đây, LSX sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thẻ căn cước công dân là gì ?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của; công dân theo quy định của Luật căn cước công dân; dùng để phân biệt giữa người này với người khác; theo quy định của Luật căn cước công dân năm 2014 thì; thẻ căn cước công dân có những giá trị sử dụng như sau:

Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ; Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân; của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh; về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước; công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng; thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân ;để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia; về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình; thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu; công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp; thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

Theo đó, thẻ CCCD có thể thay thế được các loại giấy tờ như:

Thẻ Căn cước công dân; gồm thông tin sau đây:

a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Những ai được cấp thẻ căn cước công dân ?

Người được cấp thẻ Căn cước công dân; và số Căn cước công dân là Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi; được cấp thẻ Căn cước công dân. Và lưu ý là  Căn cước công dân phải được đổi ; khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Ngoài quy định về việc cấp lần đầu, Luật cũng có quy định trong những trường hợp sẽ được đổi thẻ; cấp lại thẻ CCCD tại điều 20 Luật Căn cước công dân 2014:

Điều 23. Các trường hợp đổi; cấp lại Căn cước công dân
1.Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin; trên căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại; trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Có bắt buộc phải làm căn cước công dân ?

Theo quy định của Luật căn cước công dân 2014

Điều 38. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân; có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
4. Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Tức là, từ ngày 01/01/2016 trở đi thẻ Căn cước công dân sẽ có giá trị pháp lý thay thế cho các loại Chứng minh nhân dân trước đó. Vì vậy từ 01/01/2016 những người chưa được cấp CMND, hoặc mất CMND, khi yêu cầu cơ quan nhà nước cấp, đổi giấy tờ tùy thân thì bắt buộc phải làm CCCD chứ không được làm CMND nữa. CCCD trở thành giấy tờ tùy thân xác nhận lý lịch công dân của mỗi người. Việc làm CCCD sẽ trở nên bắt buộc.

Tuy nhiên, trường hợp nếu trước ngày 01/01/2016, người đã được cấp CMND rồi thì CMND đó vẫn sẽ còn hiệu lực, không bắt buộc phải làm CCCD. Nếu công dân có yêu cầu đổi CMND sang thẻ CCCD thì sẽ được cơ nhà nước có thẩm quyền đổi sang CCCD.

Thủ tục làm căn cước công dân thế nào ?

Bước 1: Mang theo Sổ hộ khẩu, điền vào Tờ khai Căn cước công dân – mẫu CC01 tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Trường hợp bị mất CMND, cần làm thêm đơn CMND01 xin xác nhận của công an cấp xã.

Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với Tờ khai.

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay, nhận Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân kiểm tra và ký xác nhận.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và nộp lệ phí: 30.000 đồng.

Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết

Không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc, tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc (khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014).

Hi vọng bài viết có ích đối với bạn!

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi liên quan

Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật căn cước công dân 2014. Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp nào?

Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất Căn cước công dân;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Căn cước công dân gồm thông tin gì?

Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
+ Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
+ Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm