Căn cứ pháp lí
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Luật Nuôi con nuôi 2010
Nội dung tư vấn
1. Quyền và nghĩa vụ giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu được hiểu như thế nào?
Có thể hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu là tổng thể những việc mà cô, cậu, chú, bác, dì ruột và cháu được hưởng và phải thực hiện đối với nhau theo quy định của pháp luật.
Ba điểm đặc trưng của quyền và nghĩa vụ giữa giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu là:
- Quyền và nghĩa vụ giữa giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu vừa là quyền tự nhiên, vừa là quyền pháp lí của con người.
- Quyền và nghĩa vụ giữa giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu có tính chất tác động qua lại với nhau, quyền của cô, cậu, chú, bác, dì ruột là nghĩa vụ của cháu và quyền của cháu chính là nghĩa vụ của cô, cậu, chú, bác, dì ruột.
- Quyền và nghĩa vụ giữa giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu là quyền và nghĩa vụ đặc biệt, không thể chuyển giao cho người khác và gắn liền với nhân thân của chủ thể; phần lớn được thực hiện một cách tự giác, thể hiện tình cảm thiêng liêng giữa những thành viên trong gia đình nói chung và cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu nói riêng.
2. Nội dung về quyền và nghĩa vụ giữa cô, cậu, chú, bác, dì ruột với các cháu.
Quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau
Theo Điều 106 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú cậu bác ruột với cháu ruột như sau :Cô, dì chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền nghĩa vụ yêu thương nhau , chăm sóc, giúp đỡ nhau, có quyền nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Như vậy điều này đã đặt ra quyền và nghĩa vụ giữa cả hai chủ thể với nhau, cô dì , chú ,cậu , bác ruột và cháu có quyền, nghĩa vụ thương yêu , chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đã thanh niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn những người khác nuôi dưỡng thì cô, dì, chú, bác, cậu ruột có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Ngược lại cháu ruột có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cô, dì chú, bác cậu ruột khi họ cần được nuôi dưỡng mà không có con, anh chị, em hoặc tuy có nhưng những người này không có khả năng nuôi dưỡng cô, dì, chú ,cậu, bác.
Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau
Nuôi dưỡng là việc một người chăm sóc và cung cấp những thứ cần thiết cho người khác (người được nuôi dưỡng) nhằm tạo điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của người đó. Điều 106 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
Điều 106. Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Có thể thấy, đây là một quy định mới của luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mà trước đó luật Hôn nhân gia đình năm 2000 không đề cập đến. Đây có thể coi là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em, Nhà nước luôn cố gắng tạo mọi điều kiện có thể để tạo cho trẻ em có được môi trường phát triển toàn diện trong trường hợp đứa trẻ ấy không còn cha mẹ, hoặc cha mẹ và những người thân thích khác không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng.
Trong một số trường hợp nhất định, cháu ruột có quyền được cô, dì, chú, cậu, bác ruột nhận làm con nuôi (khi đáp ứng đủ điều kiện tại điều 8 và điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010). Việc cô, dì, chú, cậu, bác ruột nhận cháu làm con nuôi tạo điều kiện cho quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của các chủ thể được thực hiện một cách tốt nhất, vì lợi ích toàn diện của cháu được nhận nuôi, đảm bảo cho cháu được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình.
Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng
Căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, điều 114 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột:
Điều 114. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
1. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
2. Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột chỉ phát sinh khi hai bên không chung sống với nhau. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong hai trường hợp: Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, tự nuôi bản thân. Còn cháu đã thành niên không chung sống với cô, dì, chú, cậu, bác ruột thì chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì,chú, cậu, bác ruột nếu họ không có khả năng lao động, khả năng tự nuôi bản thân.
Điều luật này mang tính hai chiều, cháu ruột vừa có quyền nhận cấp dưỡng, vừa có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tương tự đối với cô, dì, chú, cậu, bác ruột.
Mong bài viết hữu ích cho các bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102