Số định danh cá nhân có vai trò quan trọng trong nhiều giao dịch dân sự, thủ tục hành chính của công dân. Chị gái tôi vừa sinh con và đang chuẩn bị đi làm giấy khai sinh cho cháu. Theo tôi thì số định danh có thể dùng làm căn cước sau này và có thể được cấp cùng giấy khai sinh. Tôi muốn hỏi giúp chị gái tôi là làm khai sinh cho con có làm cùng số định danh không? Nếu có thì thủ tục về cấp sổ định danh cùng giấy khai sinh như thế nào? Xin được giải đáp.
Chào bạn, Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu kĩ hơn thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP
- Luật Căn cước công dân 2014
- Luật Quản lý thuế 2019
- Nghị định 30/2021/NĐ-CP
Sổ định danh cá nhân là gì?
- Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên (Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP).
Cụ thể:
- 03 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;
- 03 số kế tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh;
- 06 số còn lại là các số ngẫu nhiên.
+ Theo đó, số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
+ Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác (Điều 12 Luật Căn cước công dân 2014).
Vai trò của sổ định danh cá nhân
- Mỗi một mã định danh đều chứa đựng các thông tin cơ bản của một công dân. Những thông tin này được thống nhất quản lý và cập nhật, chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành bởi Bộ Công an.
Mã định danh được dùng vào một số trường hợp như:
- Thay cho mã số thuế cá nhân
+Khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định khi mã định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ người dân thì mã này được sử dụng thay cho mã số thuế.
- Thay cho giấy tờ tùy thân khi thực hiện giao dịch mua bán nhà ở
- Khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định nếu công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành số định danh cá nhân được sử dụn để thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ CCCD, Hộ chiếu, các giấy tờ chứng thực cá nhân khác) khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản.
- Sử dụng làm thẻ ngân hàng
+ Tùy theo mỗi ngân hàng sẽ có các yêu cầu, điều kiện mở thẻ khác nhau. Với khách hàng từ đủ 18 tuổi khi có các giấy tờ nhân thân chứa mã định danh cá nhân sẽ được làm thẻ ngân hàng
- Sử dụng đi máy bay
+ Các giấy tờ bắt buộc phải có khi đi máy bay có thể là giấy tờ có chứa mã định danh cá nhân như CCCD, CMND 12 số hoặc Giấy khai sinh (với trẻ dưới 14 tuổi).
Thời điểm cấp số định danh cá nhân
Theo Điều 14, 15 tại Nghị định 137/2015 và Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, công dân được cấp số định danh trong hai thời điểm sau:
- Trường hợp 1: Khi cá nhân đăng ký khai sinh, người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch
+ Khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch và cấp số định danh cá nhân cho công dân.
- Trường hợp 2: Khi công dân được cấp thẻ căn cước công dân. Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân khi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm cấp số định danh cho công dân.
+ Công dân từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân.
Có được cấp số định danh cùng giấy khai sinh không?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh như sau:
- Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:
+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính;
+ Nơi đăng ký khai sinh;
+ Quê quán;
+ Dân tộc;
+ Quốc tịch;
+ Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
- Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
- Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay các thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.
- Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mạng internet. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm số định danh.
Có thể bạn quan tâm
- Số định danh cá nhân trên giấy khai sinh là gì?
- Mã số định danh cá nhân là gì theo quy định năm 2022?
- Trẻ mới sinh được cấp số định danh cá nhân như thế nào 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có được cấp số định danh cùng giấy khai sinh không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên căn cước công dân, bảo hộ logo thương hiệu, Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân, đổi tên mẹ trong giấy khai sinh, đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, đổi tên cho con trên giấy khai sinh theo các độ tuổi,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cụ thể, theo Khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
– Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.
– Như vậy, theo quy định này, công dân có thể dùng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế để thực hiện một số thủ tục như mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế…
Theo khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Số thẻ Căn cước công dân mã vạch, gắn chip đều gồm 12 số và chính là số định danh cá nhân.
Trong đó:
– 03 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;
– 03 số kế tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh;
– 06 số còn lại là các số ngẫu nhiên.