Xin chào Luật sư, gia đình tôi mới sinh được một em bé ở trên thành phố, từ đầu năm chúng tôi đã đăng ký tạm trú tại nơi chúng tôi sinh sống ở trên thành phố. Hiện nay tôi muốn đăng ký cho con tại nơi tạm trú luôn để thuận tiện cho chúng tôi không phải vất vả về quê làm giấy đăng ký khai sinh cho con. Nhưng chúng tôi lại không biết có được làm giấy khai sinh cho con tại nơi tạm trú của chúng tôi trên Hà Nội không? Kính nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi việc có được đăng ký khai sinh cho con tại nơi tạm trú không?
Mong Luật sư X sớm phản hồi chúng tôi. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, câu hỏi này cũng được nhiều bạn đọc quan tâm. Để hiểu biết thêm về vấn đề này mời bạn và các độc giả theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý:
Có được đăng ký khai sinh cho con tại nơi tạm trú không?
Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định cụ thể về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”.
Pháp luật về cư trú quy định về nơi cư trú như sau: nơi cứ trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân có thể là nơi thường trú hoặc tạm trú.
Một chỗ ở sẽ được coi là hợp pháp khi là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú, chỗ ở này có thể là thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc cũng có thể là được thuê hoặc ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Như vậy trường hợp khi bạn đi thuê nhà và có đăng ký tạm trú thì vẫn có thể làm khai sinh cho con bạn tại UBND cấp xã nơi bạn tạm trú bình thường
Về việc đủ điều kiện đăng ký tạm trú được quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2020 như sau:
“Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi bạn đến đăng ký tạm trú, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp sổ tạm trú cho bạn. Trong các quy định pháp luật không có quy định nào về Giấy xác nhận tạm trú mà chỉ quy định về việc cấp sổ tạm trú, việc cơ quan nhà nước nói rằng hiện chỉ cấp được giấy xác nhận tạm trú mà không cấp sổ là chưa phù hợp quy định pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều địa phương vẫn thực hiện như vậy và Giấy xác nhận tạm trú này cũng có giá trị tương đương với sổ tạm trú. Do đó, bạn có thể đem Giấy xác nhận tạm trú này đi làm khai sinh cho con bạn và nhờ các cán bộ hộ tịch hướng dẫn thêm về thủ tục nếu cần thiết.
Thủ tục đăng ký khai sinh tại nơi tạm trú như thế nào?
Theo Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ quy định tại UBND cấp xã nơi tạm trú:
+) Tờ khai theo mẫu quy định;
+) Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
+) Sổ tạm trú.
+) Xuất trình giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh là 01 ngày làm việc.
Hồ sơ cần phải mang khi đăng ký khai sinh tại nơi tạm trú
– Giấy tờ phải xuất trình:
+) Hộ chiếu/CMND/thẻ CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng;
+) Sổ tạm trú;
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp).
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
– Giấy tờ phải nộp:
+) Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
+) Bản chính Giấy chứng sinh;
Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
+) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
+) Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
+) Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Lưu ý:
– Đối với giấy tờ nộp, xuất trình:
+) Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó.
+) Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
+) Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
– Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục làm giấy khai sinh theo diện đặc biệt theo quy định năm 2022
- Người cao tuổi có được cấp lại giấy khai sinh không?
- Thay đổi quê quán cho con trong giấy khai sinh được không ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đăng ký khai sinh cho con tại nơi tạm trú”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi số chứng minh nhân dân bị trùng, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu cá nhân muốn đăng ký khai sinh tại địa phương thì có thể truy cập vào cổng dịch vụ công của từng địa phương để thực hiện. Ví dụ như:
Tại Hà Nội: https://dichvucong.hanoi.gov.vn/
Tại Hồ Chí Minh: https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn/
Tại Đà Nẵng: https://dichvucong.danang.gov.vn/
Tại Đồng Nai: https://dichvucong.dongnai.gov.vn/.
Theo đó, cá nhân thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tạo tài khoản.
bước 2: Sau khi tạo tài khoản, cá nhân chọn mục Đăng ký khai sinh thông thường (khối xã) trong nộp trực tuyến.
Bước 3: Người dân điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đăng ký khai sinh trực tuyến, đính kèm ảnh chụp giấy chứng sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, đăng ký kết hôn của cha, mẹ (nếu có)…
việc con khai sinh theo họ mẹ có được không?
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch thì có 02 trường hợp con khai sinh có thể mang họ mẹ.
+) Trường hợp 1: Do bố, mẹ thỏa thuận
Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123, họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.
Như vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận, con có thể khai sinh theo họ của mẹ mà không bắt buộc phải theo họ của bố.
+) Trường hợp 2: Không xác định được bố
Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định trường hợp chưa xác định được bố thì khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về bố trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Như vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận thì pháp luật hiện nay hoàn toàn cho phép con khai sinh mang họ mẹ.