Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam, các tiệm cầm đồ không chỉ nhận cầm các loại giấy như giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy tờ nhà đất mà ngay cả hộ chiếu cá nhân một số cửa hàng cầm đồ tại Việt Nam cũng nhận cầm đồ. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì người dân Việt Nam có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hộ chiếu là loại giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh cho quốc tịch và nhân thân.
Hiện nay hộ chiếu gồm các loại sau: Hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
– Thông tin trên hộ chiếu bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Cầm cố hộ chiếu là gì?
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
– Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
- Cầm cố tài sản.
- Thế chấp tài sản.
- Đặt cọc.
- Ký cược.
- Ký quỹ.
- Bảo lưu quyền sở hữu.
- Bảo lãnh.
- Tín chấp.
- Cầm giữ tài sản.
Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:
– Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được, cầm cố hộ chiếu chính là việc người có hộ chiếu thuộc sở hữu của mình giao hộ chiếu cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào đó, thường là cầm cố lấy tiền, hộ chiếu chính là vật chứng đảm bảo bên cầm cố sẽ trả lại tiền cho bên nhận cầm cố.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố hộ chiếu tại Việt Nam
Thứ nhất, bên cầm cố:
– Theo quy định tại Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cầm cố như sau:
- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật Dân sự 2015 nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
- Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
– Theo quy định tại Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cầm cố như sau:
- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ hai, bên nhận cầm cố:
– Theo quy định tại Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên nhận cầm cố như sau:
- Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
– Theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố như sau:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
- Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Quy định về việc chấm dứt cầm cố hộ chiếu tại Việt Nam
– Theo quy định tại Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của cầm cố tài sản như sau:
- Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
- Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
– Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt cầm cố tài sản như sau: Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Tài sản cầm cố đã được xử lý.
- Theo thỏa thuận của các bên.
– Theo quy định tại Điều 316 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trả lại tài sản cầm cố như sau:
Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật Dân sự hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong xuất nhập cảnh có đề cấp đến hành vi sau:
– Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
Như vậy thông qua quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong xuất nhập cảnh ta đã biết người dân Việt Nam không được mang đi hộ chiếu đi cầm cố dưới mọi hình thức.
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả;