Có được nhờ phụ nữ độc thân mang thai hộ?

bởi Luật Sư X
Có được nhờ phụ nữ độc thân mang thai hộ?
Vô sinh, hiếm muộn có lẽ là việc mà chẳng đôi vợ chồng nào mong muốn. Tuy nhiên, đôi lúc họ phải tự chấp nhận việc đó. Nhận ra được những thiệt thòi đó của những cặp vợ chồng kém may mắn, nên pháp luật cho phép vợ chồng không có khả năng sinh con được quyền nhờ mang thai hộ. tuy nhiên, đây là một hành vi có tính chất khá đặc thù bởi vậy mà quy định về vấn đề này khá chặt chẽ. Vậy, vợ chồng vô sinh có được phép nhờ phụ nữ độc thân mang thai hộ hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn:

1. Ai được quyền nhờ người mang thai hộ Mang thai hộ là hình thức lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ. Pháp luật chỉ cho phép việc mang thai hộ được thực hiện khi vợ chồng không có khả năng sinh con mặc dù đã được áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Cụ thể tại Điều 3 Luật hôn nhân và Gia đình 2014: 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Như vậy, pháp luật chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nghĩa là không có một mục đích tư lợi nào ở đây, hành vi mang thai hộ mới được cho phép. Để đảm bảo cho việc này được thực hiện theo đúng quy định thì vợ chồng nhờ mang thai hộ cũng phải thuộc các đối tượng mà theo phân tích thì ít xảy ra tình trạng vì mục đích thương mại hơn.  Cụ thể căn cứ theo Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì để đủ điều kiện mang thai hộ thì vợ chồng nhờ mang thai hộ phải đáp ứng 3 điều kiện sau:  Thứ nhất, Có xác nhận của tổ chức y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi sử dụng thụ tinh nhân tạo, áp dụng các biện pháp y tế khác.  Thứ haiVợ chồng đang không có con chung; Thứ ba, Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Cụ thể hóa như sau: 

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Như vậy, phụ nữ độc thân không có quyền nhờ mang thai hộ. Chỉ các cặp vợ chồng khi đáp ứng được đủ 3 điều kiện trên.  2. Nhờ phụ nữ độc thân thực hiện mang thai hộ được không? Biến trướng của việ cmang thai hộ vì mục đích thương mại hiện nay trở nên ngày càng trầm trọng. Chính vì vậy, việc quy định đối tượng nào được phép mang thai hộ cũng được quy định khá chặt chẽ. Cụ thể tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì người nhận mang thai hộ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: 
  • Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế về khả năng mang thai hộ. Đây là điều kiện đủ đảm bảo sức khỏe của người mang thai hộ. Bởi lẽ, việc mang thai và sinh con không phải là chuyện dễ dàng. 
  • Nếu có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người này. Việc sinh con, nhờ mang thai hộ phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Bởi con sinh ra cũng thuộc nghĩa vụ của cả hai. 
  • Hoàn toàn tự nguyện, không vì mục đích vụ lợi. Đây là một trong những điều kiện chính nhằm tránh việc mnag thai hộ nhằm mục đích thương mại. 
  • Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ: Chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì; chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;
  • Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
  •  Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Cụ thể hóa như sau:

Điều 95. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Theo đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên thì phụ nữ độc thân vẫn được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.  Hy vọng bài viết có ích cho bạn! Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
   
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm