Con cái là món quà mà tạo hóa ban tặng cho mỗi gia đình; đó chính là cầu nối giữa các thành viên; tạo nên một gia đình đầy đủ; vẹn tròn, hạnh phúc. Nhưng không phải ai cũng may mắn thực hiện thiên chức làm mẹ, bởi lẽ nhiều người phụ nữ không thể có con do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên; kể từ năm 2015 cho đến nay, Việt Nam đã chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Điều này đã giúp không ít những cặp vợ chồng thiếu may mắn trong cuộc sống vẫn có thể được làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên; bên cạnh việc cho phép mang thai hộ, pháp luật cũng đặt ra những điều kiện nhất định. Vậy ai có thể mang thai hộ Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP;
- Nghị định 10/2015/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
Nội dung tư vấn
Mang thai hộ là gì?
Mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con thay cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Cha mẹ có thể vì nhiều lý do; như điều kiện sức khỏe không cho phép; mà phải thuê người khác để sinh con hộ mình.
Điều này được hiểu là người phụ nữ không thể có con; hay theo cách gọi thông thường là vô sinh. Theo quy định pháp luật Việt Nam; thì Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần; không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai. Do đó; phải nhờ người khác mang thai hộ.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì mang thai hộ bao gồm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; và mang thai hộ vì mục đích thương mại.
- Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện; không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm; sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
- Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế; hoặc lợi ích khác.
Pháp luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Còn với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại thì pháp luật cấm.
Ai có thể mang thai hộ
Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; và cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại; tức là cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không được ràng buộc với nhau về mặt vật chất.
Vợ chồng chỉ có quyền nhờ người mang thai hộ khi đã có xác nhận của bệnh viện về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật sinh sản; Vợ chồng đang không có con chung và đã được tư vấn về y tế; pháp lý, tâm lý.
Còn đối với người được phép mang thai hộ cũng phải thỏa mãn các điều kiện do Luật định. Tại khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ; hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Cụ thể các điều kiện mang thai như sau:
Phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng
Đây là điều kiện đầu tiên bắt buộc các cặp vợ chồng phải thỏa mãn khi muốn nhờ người khác mang thai hộ. Đồng thời điều kiện này còn nhằm thể hiện sự tương trợ giúp đỡ của các thành viên trong cùng gia đình; đảm bảo đúng và nhấn mạnh mục đích của mang thai hộ là vì mục đích nhân đạo.
Thuật ngữ “người thân thích cùng hàng” được Luật sử dụng còn giúp việc đứa trẻ được sinh ra được xác định tư cách chủ thể; thứ bậc trong gia đình thuận lợi hơn phù hợp với phong tục tập quán trong nền nếp gia đình Việt Nam
Thực tế cho thấy; trong nhiều trường hợp các cặp vợ chồng là con một trong gia đình, không có chị, em gái cùng hàng; hoặc có nhưng không đáp ứng các điều kiện được mang thai hộ như độ tuổi chưa thành niên; hoặc đã thành niên nhưng chưa từng sinh con;… dẫn đến việc các cặp vợ chồng không thể áp dụng kỹ thuật nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần
Nhằm giúp người phụ nữ có tâm lý ổn định hơn khi thực hiện thiên chức làm mẹ; khi sinh đứa trẻ thông qua kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Đây là một quy định mang tính nhân văn ngăn chặn lạm dụng chức năng sinh sản của người phụ nữ; nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ mang thai hộ; giảm thiểu được các tai biến sản khoa trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên; người được nhờ mang thai hộ “ chỉ được mang thai hộ một lần” có thể hiểu là người phụ nữ này chỉ được mang thai hộ một lần không phân biệt người nhờ mang thai là ai; việc mang thai hộ có thành công hay chưa.
Độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ
Hiện nay pháp luật mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung “độ tuổi phù hợp”; và chưa có quy định cụ thể về độ tuổi mang thai hộ. Do đó; cần đưa ra mức độ tuổi mang thai thích hợp làm thước đo chung; giúp cho quá trình mang thai hộ diễn ra thuận lợi; hạn chế được các nguy cơ rủi ro cho phụ nữ cũng như đứa trẻ sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ.
Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng
Là một quy định thể hiện tính nhân văn của pháp luật. Bên cạnh việc đề cao tính nhân đạo của việc mang thai hộ; thì vấn đề bảo vệ hạnh phúc gia đình cũng là vấn đề cần được quan tâm và bảo vệ.
Sở dĩ vậy, bởi sau khi kết thúc quá trình mang thai hộ; người phụ nữ tiếp tục quay trở lại sinh hoạt bình thường bên gia đình của mình. Bởi vậy; việc pháp luật đưa ra điều kiện phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng).
Tuy nhiên; trên thực tế vẫn có những trường hợp không tuân thủ; như do chồng đi công tác xa nên người vợ đã giả mạo chữ ký hoặc chồng phản đối;.. vì vậy cần có quy định cụ thể xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”
Việc quy định này nhằm đảm bảo người được mang thai hộ đã sẵn sàng; và hiểu rõ những vấn đề có thể phát sinh trong và sau quá trình thực hiện mang thai hộ; và vẫn tự nguyện thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Ý nghĩa của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Việc mang thai hộ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với các vợ chồng vô sinh; hiếm muộn mà còn có ý nghĩa đối với Nhà nước trong việc quản lý xã hội.
- Các quy định về mang thai hộ sẽ tạo khung pháp lý an toàn trong các giao dịch mang thai hộ; và có cơ chế phân biệt được với trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại như hiện nay.
- Giúp các cơ quan chức năng có thể kiểm soát được một phần nào đó nhu cầu mang thai hộ hiện nay.
- Các quy định pháp luật về mang thai hộ giúp bảo vệ tốt hơn quyền của bà mẹ và trẻ em.
- Việc pháp luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã giúp cho các cặp vợ chồng vô sinh; hiếm muộn có cơ hội được làm cha làm mẹ; giải tỏa được gánh nặng tâm lý gia đình; hạn chế được sự đổ vỡ của hôn nhân.
Như vậy; việc pháp luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; và quy định các điều kiện của người được mang thai hộ là bước tiến lớn trong lịch sử lập pháp của nước ta. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình trạng thực tế cũng như nhu cầu xây dựng gia đình vẹn tròn; hạnh phúc của những cặp vợ chồng vô sinh.
Việc đặt ra những điều kiện nhằm đảm bảo việc mang thai hộ thực hiện đúng với bản chất của nó; không bị thương mại hóa. Có thể nói; đây là quy định mang tính nhân văn; góp phần ổn định xã hội công bằng; dân chủ và văn minh.
Mời bạn đọc xem thêm
- Mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam 2021?
- Phụ nữ mang thai hộ vì mục đích thương mại có phạm tội không ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề ”Ai có thể mang thai hộ?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình trước đây; thì Nhà nước “nghiêm cấm mang thai hộ” dưới mọi hình thức; thì đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã thay đổi bằng quy định “Nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại”. Như vậy; pháp luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Người thân thích cùng hàng của bên vợ;hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con ch; con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ; cùng mẹ khác cha với họ.