Có được phép tự in sách bán không theo quy định 2023?

bởi Hương Giang
Có được phép tự in sách bán không

Có thể nói, sách là nguồn kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Ngày càng nhiều các loại sách được xuất bản ra đời, từ lĩnh vực thường thức, khoa học, công nghệ đến sách dạy các kĩ năng,… Do đó, vấn đề xuất bản sách đang được đông đảo người dân quan tâm hiện nay. Nhiều bạn đọc gửi câu hỏi đến cho chúng tôi băn khoăn không biết liệu tác giả có được phép tự in sách bán không? Thế vào là in sách và xuất bản sách đúng pháp luật? Tự in sách bán bị xử phạt như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế vào là in sách và xuất bản sách đúng pháp luật?

Việc in sách của mình ra để bán dưới góc độ pháp luật là hoạt động xuất bản xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh. Để thực hiện hoạt động xuất bản, cá nhân cần  thực hiện thủ tục theo quy định pháp luật về xuất bản.

Đối với nội dung sách: trước khi xuất bản sách, sách phải nhận được sự chấp thuận của Bộ Thông tin và truyền thông về đăng ký xuất bản sách. Cụ thể khoản 1 Điều 22 Luật Xuất bản 2012 có quy định:

“Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.”

Theo đó thì cá nhân không thể tự mình in (xuất bản sách) mà phải thông qua nhà xuất bản được cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định Luật xuất bản 2012. Bên cạnh đó, với xuất bản phẩm đó phải được đăng ký xuất bản trước khi xuất bản.

Có được phép tự in sách bán không?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Xuất bản 2012:

Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản

  1. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;

b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;

c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;

d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;

đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;

e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cá nhân không thể tự mình in (xuất bản) sách mà phải thông qua nhà xuất bản được cấp phép thành lập và hoạt động. Việc tự in sách ra để nhằm mục đích để bán là vi phạm pháp luật. Các hành vi xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản đều bị nghiêm cấm. Để thực hiện hoạt động xuất bản, mỗi cá nhân cần thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật về xuất bản.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Có được phép tự in sách bán không?”.

Tự in sách bán bị xử phạt như thế nào?

Đối với những cá nhân cố tình thực hiện hoạt động in hoặc xuất bản tài liệu, sách không được cấp phép về nội dung sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt đã được quy định tại khoản 4, Điều 23, Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Điều 23. Vi phạm quy định về quy trình, thủ tục trong hoạt động xuất bản

  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xuất bản xuất bản phẩm nhưng không có xác nhận đăng ký xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh đối với từng xuất bản phẩm;

b) Xuất bản, tái bản xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản, tái bản đối với từng xuất bản phẩm;

c) Không tổ chức biên tập bản thảo, không ký duyệt bản thảo trước khi đưa in hoặc phát hành trên phương tiện điện tử đối với từng xuất bản phẩm;

d) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản đối với từng xuất bản phẩm;

đ) Không lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của xuất bản phẩm đối với từng xuất bản phẩm;

e) Không thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng xuất bản phẩm;

g) Không thực hiện thẩm định nội dung tác phẩm, tài liệu theo quy định hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng xuất bản phẩm;

h) Xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm nhưng không có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật đối với từng xuất bản phẩm.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi, tiêu hủy xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d và h khoản 4 Điều này.

Có được phép tự in sách bán không
Có được phép tự in sách bán không

Quy trình xuất bản sách hiện nay

Giai đoạn 1: Tìm nhà xuất bản phù hợp

Do nhà xuất bản được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép xuất bản sách, nên nhà xuất bản được xem là đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm rà soát nội dung; đề xuất bản thảo và chịu trách nhiệm khi có sai sót với cơ quan quản lý nhà nước.

Việc tìm nhà xuất bản phù hợp là điều vô cùng cần thiết, bởi hiện nay có rất nhiều nhà xuất bản được cấp phép xuất bản sách, tuy nhiên, tùy từng thể loại, nội dung của sách mà tác giả cần cân nhắc lựa chọn nhà xuất bản nào là phù hợp.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Theo đó, tác giả cần cung cấp bản thảo bao gồm những thông tin sau:

  • Tên tác phẩm;
  • Tên tác giả (dịch giả, nếu là sách dịch phải có bản quyền);
  • Nội dung tóm tắt tác phẩm;
  • Số trang;
  • Khuôn khổ;
  • Lần xuất bản;
  • Số lượng in;
  • Thông tin về đối tác đăng ký (Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, email. Thông tin này chỉ cần gửi một lần duy nhất);
  • Dự kiến in tại nhà in;

Ngoài ra, tác giả cũng cần chuẩn bị và đăng ký bản quyền bản quyền tác giả với Cục Sở hữu trí tuệ để khẳng định mình sở hữu những tác phẩm này.

Giai đoạn 3: Kiểm duyệt và thiết kế

Nhà xuất bản sẽ phân công nhân sự để tiến hành thẩm định nội dung cuốn sách và đồng ý cấp giấy phép xuất bản. Sau khi được cấp giấy phép xuất bản sách, dữ liệu cuốn sách được đánh máy; và trình bày lại theo khổ sách được chọn in để in ra; và chuyển đến nhà in theo số lượng đã được đăng ký in trước đó. Bên cạnh đó, một công việc quan trọng không kém đó là tiến hành thiết kế bìa sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và ấn phẩm.

Giai đoạn 4: Lưu chiểu và phát hành sách

Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng sẽ phải nộp lưu chiểu lên Nhà xuất bản sách; sau thời hạn ít nhất 07 ngày sách không phát sinh có vấn đề gì thì nhà xuất bản có lệnh phát hành sách; khi đó sách mới được phát hành.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Có được phép tự in sách bán không?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Chuyển đất ao sang thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Kiểm tra bản thảo đã đầy đủ điều kiện để xuất bản chưa?

Tác giả phải đảm bảo là tác phẩm không có tranh chấp về bản quyền. Ngoài ra, nội dung trong sách không vi phạm Luật xuất bản và các quy định khác của pháp luật. Bản thảo phải được trình bày rõ ràng và mạch lạc. 
Thông thường, mỗi nhà xuất bản sẽ có những tôn chỉ mục đích riêng nên bạn hãy lựa chọn những nhà xuất bản phù hợp với tác phẩm của mình. Việc lựa chọn nhà xuất bản một cách kỹ lưỡng cũng là yếu tố giúp cuốn sách của bạn có chất lượng cao về cả nội dung lẫn hình thức sau này.  

Đợi cấp giấy phép xuất bản mất bao lâu?

Sau khi kiểm duyệt nội dung thấy phù hợp với quy định, nhà xuất bản sẽ báo cáo với cơ quan chủ quản và Cục Xuất bản. Sau khi được sự đồng ý của cơ quan cấp trên, Giám đốc hoặc Phó giám đốc (được ủy quyền) của nhà xuất bản sẽ ký giấy phép xuất bản ghi rõ thời hạn và nơi chỉ định in tác phẩm.
Có thể thấy rằng, việc xin giấy phép xuất bản sách đòi hỏi bạn phải làm đúng theo trình tự và có liên hệ chặt chẽ với các nhà xuất bản. Một số tác giả thường rất ngại và gặp nhiều khó khăn trong công đoạn này. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tìm đến những đơn vị cung cấp dịch vụ xuất bản chuyên nghiệp như Công ty CP Truyền thông và Văn hóa Con Sóc – SCC để được hỗ trợ về việc xin giấy phép xuất bản sách. Với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và giao dịch bản quyền trong nước và quốc tế, SCC cam kết sẽ hỗ trợ các tác giả, tổ chức để được cấp phép xuất bản một cách thuận lợi nhất.

Phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản là bao nhiêu?

Tài liệu in trên giấy: 15.000 đồng/trang quy chuẩn;
Tài liệu điện tử dưới dạng đọc: 6.000 đồng/phút;
Tài liệu điện tử dưới dạng nghe, nhìn: 27.000 đồng/phút

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm