Chào Luật sư, tôi có sở hữu một thửa đất nông nghiệp chuyên trồng các loại cây lâu năm như ổi, cam và xoài. Tuy nhiên có một số cây lớn ngã đỗ nên tôi đã cưa và xử lý chỗ cây đỗ đó nên dư một khoản đất trống lớn và tôi muốn xây một căn nhà cấp 4 ở đây để tiện đi thăm vườn vì vườn rất xa chỗ ở hiện tại. Vậy có được xây dựng nhà cấp 4 trên đất trồng cây lâu năm? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm nhà cấp 4 là gì?
Theo khái niệm hiểu biết của con người về nhà cấp 4 truyền thống thì đó là nhà có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt. Vật liệu để làm nhà có thể bằng gạch hoặc bằng gỗ và có tường bao che bằng gạch hay bằng hàng rào. Mái nhà có thể được làm từ các vật liệu như: ngói, tấm lợp bằng vật liệu xi măng tổng hợp hoặc có thể được làm bằng tre, nứa, gỗ, rơm rạ,…
Ngày nay khái niệm nhà cấp 4 đã được pháp luật định nghĩa bằng văn bản. Cụ thể: Nhà cấp 4 là ngôi nhà có diện tích 1000 m² trở xuống và thường được xây dựng không quá 1 tầng. Ở các khu vực nông thôn nhà cấp 4 là loại nhà được xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Vì chi phí xây dựng thấp phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân cũng như về mặt địa lý. Nhà cấp 4 có kiến trúc xây dựng đơn giản và ít tốn thời gian xây dựng. Với những ưu điểm trên nhà cấp 4 mang lại sự ưa chuộng cho người dân vùng nông thôn.
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 4 năm 2023
Theo khoản 1 Điều 54 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) quy định về thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 4 như sau:
– Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ;
Ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.
Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.
Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.
Có được xây nhà cấp 4 trên đất trồng cây lâu năm?
Theo Luật Đất đai năm 2013 quy định một số thông tin về xây dựng nhà ở và loại đất như sau:
– Theo Điều 10 quy định về loại đất:
Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp;
Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sử dụng để xây dựng trụ sở,… thì thuộc nhóm đất phi nông nghiệp;
– Quy định về Nguyên tắc sử dụng đất tại Điều 6:
Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấy và đúng mục đích sử dụng đất;
Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và những văn bản pháp luật liên quan.
– Ngoài ra, Điều 12 Luật này cũng nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đất đai, cụ thể đối với trường hợp này quy định: Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, nghĩa là việc không thể xây dựng nhà ở hoặc thực hiện công trình trên đất trong trường hợp đất này thuộc quỹ đất nông nghiệp mà nhà nước quy định.
Như vậy, với trường hợp đất quy định mục đích sử dụng đất là đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất không được phép xây dựng nhà ở hoặc thực hiện xây dựng công trình trên phần đất này mà chưa được pháp luật cho phép.
Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị cưỡng chế không?
Đồng nghĩa với những phân tích, quy định pháp luật nêu trên, khi chủ thể có đất thuộc loại đất trồng cây lâu năm nhưng cố tình xây dựng công trình nhà ở hoặc công trình kiên cố trên đất thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc chủ thể xây dựng trái phép khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai về Sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép:
Về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi quy định tại Khoản 2- Điều 11:
– Diện tích đất dưới 0,02 ha, phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng;
– Diện tích đất từ 0,02 ha đến dưới 0,05 ha, phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 08 triệu đồng;
– Diện tích đất từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha, phạt tiền từ 08 triệu đồng đến 15 triệu đồng;
– Diện tích đất từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha, phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng;
– Diện tích đất từ 0,5 ha đến dưới 01 ha, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng;
– Diện tích đất từ 01 ha đến 03 ha, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
– Diện tích đất từ 03 ha trở lên, phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
Như vậy, tùy thuộc vào diện tích đất cũng như diện tích của công trình mà chủ thể thực hiện xây dựng sai phạm trên đất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ lập biên bản xử phạt hành chính phù hợp, mức phạt thấp nhất là từ 03 triệu đồng và cao nhất là lên tới 200 triệu đồng. Ngoài ra, chủ thể còn phải khắc phục lại tình trạng của đất theo Khoản 4 điều này như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định pháp luật;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Có được xây nhà cấp 4 trên đất trồng cây lâu năm?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là gia hạn thời hạn sử dụng đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời gian trả kết quả sẽ không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn (thời gian trên không tính các ngày nghỉ, lễ, tết, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất cụ thể như sau:
“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, sử dụng đất đúng mục đích là bắt buộc đối với người sử dụng đất; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và cũng có thể sẽ bị thu hồi.
Căn cứ Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất
Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần thiết)
Bước 3: Thông báo thu hồi đất
Bước 4: Tiến hành thu hồi đất
Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có)
Bước 6: Cập nhật thông tin địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận
Như vậy, không phải trường hợp nào sử dụng sai mục đích sử dụng đất cũng sẽ bị thu hồi. Những trường hợp khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ thực hiện thu hồi đất.