Có ly hôn được không khi một bên không đồng ý ký đơn ?

bởi TranQuynhTrang
Ly hôn là gì? Có ly hôn được không khi một bên không đồng ý ký đơn? Chia tài sản sau ly hôn như thế nào?

Một trong những hành vi thường gặp trong các vụ việc giải quyết ly hôn đơn phương là: Bị đơn (người không đồng ý ly hôn có thể là vợ, hoặc chồng) tìm mọi cách để không ký đơn ly hôn; không đến tòa án thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Vậy; có ly hôn được không khi một bên không đồng ý ký đơn? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn tại bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Ly hôn là gì?

Ly hôn là một trong những quyền cơ bản của con người, việc Nhà nước thừa nhận chế định ly hôn trong pháp luật là thể hiện sự đảm bảo cũng như tôn trọng quyền tự do định đoạt của vợ chồng; giúp họ giải quyết những bế tắc, xung đột trong đời sống hôn nhân.

Nhà nước kiểm soát ly hôn bằng pháp luật; mặc dù Nhà nước thừa nhận ly hôn là quyền dân sự gắn liền với nhân thân vợ chồng song cũng cần phải hiểu rõ về bản chất rằng đây không phải là quyền tuyệt đối. Nhà nước sẽ thực hiện quyền kiểm soát đối với hôn nhân; nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực mà ly hôn để lại.

Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng phải dựa vào thực chất quan hệ vợ chồng; và phải phù hợp với các căn cứ ly hôn mà pháp luật quy định. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về căn cứ ly hôn; trường hợp ly hôn, về trình tự thủ tục ly hôn; về việc giải quyết hậu quả ly hôn.

Do đó nếu vợ chồng muốn được ly hôn phải tuân thủ các điều kiện; căn cứ ly hôn và các trình tự thủ tục ly hôn theo luật định. Mọi trường hợp vợ chồng xin ly hôn chỉ xét thấy có căn cứ ly hôn theo luật định là quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích hôn nhân không đạt được” thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn.

Có ly hôn được không khi một bên không đồng ý ký đơn ?

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

Điều 51Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Căn cứ tại khoản 1 điều 51 luật hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó vợ hoặc chồng đều có thể nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án mà không cần phải có sự đồng ý của bên còn lại. Tuy nhiên; trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Nguyên tắc giải quyết ly hôn theo yêu cầu của 1 bên

Nguyên tắc giải quyết ly hôn theo yêu cầu của 1 bên được quy định tại khoản 1 điều 56 luật hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ; chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền; nghĩa vụ của vợ; chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định trên; Tòa án sẽ giải quyết đơn phương ly hôn khi đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được. Tức là giữa vợ chồng đã có nhiều lục đục mâu thuẫn sâu sắc đến mức vợ chồng không thể chịu đựng được nhau nữa; quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được; sự tan vỡ của hôn nhân và ly tán của gia đình là không thể tránh khỏi.

Như vậy; việc vợ/chồng ký hay không ký vào đơn ly hôn không quan trọng. Vẫn có thể nộp đơn xin ly hôn yêu cầu tòa án giải quyết. Khi đơn phương ly hôn; Tòa án sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế của vợ chồng để phán quyết; tức là lý do xin ly hôn phải xác đáng cho thấy mục đích hôn nhân, hạnh phúc gia đình giữa hai bên không đạt được. Tuy nhiên; cần lưu ý rằng nếu người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, hay nói cách khác trong trường hợp này Tòa án sẽ không thụ lý, giải quyết yêu cầu của người chồng.

Chia tài sản sau ly hôn như thế nào?

Vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ; chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ; chồng vào việc tạo lập; duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ; chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất; kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền; nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Việc xác định tài sản chung và tài sản riêng

Điều 33; 43 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ; chồng tạo ra; thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh; hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo các quy định trên trước tiên; khi chia tài sản thì tài sản riêng của ai sẽ được giữ nguyên thuộc quyền sở hữu của người đó; còn tài sản chung giữa 2 vợ chồng sẽ được chia đôi; tuy nhiên tòa án vẫn sẽ dựa vào các yếu tố như hoàn cảnh của các bên; công sức đóng góp của các bên vào tài sản chung đó; bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên; lỗi của các bên. Thì công sức đóng góp của các bên ở đây là 1 vấn đề phức tạp; do đó cần đánh giá 1 cách khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản cho đến việc duy trì, phát triển tài sản đó.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề “Có ly hôn được không khi một bên không đồng ý ký đơn ?” . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục ly hôn bao gồm?

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.
+ Chứng minh nhân dân bản sao  có công chứng của vợ và chồng
+ Giấy khai sinh của các con trong gia đình (nếu có)
+ Bản sao sổ hộ khẩu gia đình có công chứng
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản chung của vợ chồng

Thời gian giải quyết vụ án ly hôn đơn phương

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015; cụ thể quy định tại các Điều 191; 192; 195; 196; 197; 203; 212, 214, 217 có thể tóm gọn lại về thủ tục để giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
Trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn theo diện đơn phương; theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời gian giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp này là 4 tháng, tuy nhiên; nếu vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian giải quyết là 6 tháng. Trên thực tế; thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn; hoặc kéo dài hơn thời gian luật định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

Nộp đơn xin ly hôn ở đâu khi vợ là người nước ngoài?

Theo quy định Khoản 3 Điều 35 Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm