Đường điện cao thế là đường điện với công suất lớn, chạy qua nhiều tỉnh thành trên cả nước và được đánh giá là nguy hiểm, nếu không có phận sự và nhiệm vụ không được lại gần để tránh nguy hiểm chết người. Vậy có nên mua đất dưới đường dây điện cao thế? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Điện cao thế là gì?
– Điện cao thế có cấp điện áp 110kV-220kV-500kV (110.000V-220.000V-500.000V)
– Bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn điện (người hoặc vật đến gần các dây điện và thiết bị điện: 110kV dưới 1,5m; 220 kV dưới 2,5m; 500 kV dưới 4,5m). Mạng lưới cột điện cao thế sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện. Cột bê tông ly tâm, cột tháp sắt, một số nơi còn sử dụng cột gỗ thông, cột có chiều cao trên 18m:
Dễ nhận biết nhất đối với đường điện cao thế là quan sát chuỗi sứ, thông thường được nhận biết như sau:
- Với điện áp 500kV khoảng 24 bát/ chuỗi;
- Với điện áp 220kV từ (12-14) bát/ chuỗi;
- Với điện áp 110kV từ (6-9) bát/ chuỗi;
- Với điện áp 35kV từ (3 – 4) bát/ chuỗi, có thể dùng sứ đứng
- Các cấp điện áp nhỏ hơn <35kV còn lại hầu như sử dụng sứ đứng.
Nên giữ khoảng cách an toàn với điện cao thế
Khoảng cách an toàn điện cao thế khi ở dưới dòng điện cao thế đối với người được quy ước theo bảng dưới đây :
Cấp điện áp | Khoảng cách an toàn tối thiểu |
Điện hạ thế | 0,30m |
1kV – 15 kV | 0,70m |
15kV – 35 kV | 1,00m |
35kV – 110 kV | 1,50m |
110kV – 220 kV | 2,50m |
220kV – 500 kV | 4,50m |
Nhà ở hay các công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220kv nếu đáp ứng đủ các điều kiện
1. Mái lợp và tường bao phải sử dụng vật liệu không cháy để xây dựng.
2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thể các bộ phận công trình lưới điện cao áp.
3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
Điện áp | Đến 35 kV | 110 kV |
Khoảng cách | 3,0 m | 4,0 m |
4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kv/m tại điểm bất kỳ ờ ngoài nhả cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kv/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.
5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kv, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kểt cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
6. Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nổi đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên.
Nên làm gì khi nhà ở dưới đường điện cao thế?
Bạn có biết? Theo báo cáo hàng năm, cả nước có đến hàng ngàn người bị bỏng điện cao thế, hàng trăm người tử vong và tàn phế do bỏng điện xây nhà cách điện cao the bao nhiêu mét khi xây nhà dưới các đường điện cao thế. Các trường hợp bỏng điện cao thế này đều rất nặng, hay có cả các chấn thương kết hợp. Vì vậy những câu hỏi nên làm gì khi nhà ở dưới đường điện cao thế được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.
Để hạn chế những rủi ro bị bỏng do dòng điện cao thế. Hãy lưu ý và tuyệt đối tuân thủ:
- Không xây dựng?
- Trong khi xây dựng tránh để thanh thép dưới đường điện cao thế , chạm vào đường dây điện hoặc gần đường dây diện cao thế gây bởi chúng sẽ gây ra hiện tượng phóng điện.
- Không đặt dây phơi quần áo hay các cột ăng ten ti vi trên trần nhà, bởi chúng sẽ trở thành mối hiểm họa
Thận trọng khi câu cá dưới đường điện
Câu cá, một hình thức giải trí tưởng như vô hại nhưng nhiều khi không phải vậy.
Mỗi năm Viện Bỏng Quốc gia tiếp nhận trên dưới 20 nạn nhân bị bỏng điện cao thế do đi câu cá. Phần lớn các nạn nhân này đều bị bỏng nặng, nhiều trường hợp phải cắt cụt chi thể và tàn tật suốt đời. Nguyên nhân bỏng điện cao thế khi đi câu thường do: Cần câu bằng nhôm, hoặc bằng các vật liệu có tính dẫn điện khi giật vung lên lưỡi câu, dây câu hay cần câu chạm phải hoặc vướng vào đường điện cao thế. Nhiều trường hợp cần câu, dây câu, hay lưỡi câu không chạm hay vướng vào đường điện cao thế nhưng vật dẫn điện ở gần gây phóng dòng điện cao thế và gây bỏng. vì vậy, không chỉ nên làm gì khi nhà ở dưới đường điện cao thế mà những hoạt động dưới đường điện cao thế cần hết sức chú ý và cẩn trọng.
Khi giải trí bằng câu cá hãy chú ý:
– Không câu cá ở những nơi có đường điện cao thế chạy qua, rất nguy hiểm
– Hãy chú ý cảnh giác với các đường điện xung quanh kể cả đường điện trung thế và hạ thế
– Cố gắng sử dụng các loại cần câu không dẫn điện
– Không câu cá lúc trời mưa to, có sấm sét.
Nên làm gì khi nhà ở dưới đường điện cao thế để tránh tai nạn điện khi mưa giông?
Nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều gia đình sống gần đường dây điện cao thế phải di dời đi nơi khác là có nguy cơ bị phóng điện từ đường điện cao thế dẫn đến bị bỏng, thậm chí tử vong.
Đặt biệt trong những ngày mưa giông, sấm sét, người dân luôn nơm nớp lo sợ xảy ra sự cố gây nguy hiểm tính mạng.
“Xung quanh dây điện cao thế có dòng từ trường bao quanh. Khi người đứng gần sẽ trở thành vật dẫn. Nếu dòng điện cao hơn dòng điện trong người gây nên hiện tượng phóng và nhiễm điện.
Vì thế, người đứng càng gần dòng điện cao thế càng có nguy cơ cao” – Theo PGS.TS Lê Văn Doanh, nguyên trưởng Khoa điện, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Có nên mua đất dưới đường dây điện cao thế?
Ở nước ta hiện có nhiều các tuyến đường dây cao thế với độ dài khoảng trên 18 nghìn km. Bao gồm: 110kV, 220kV và 500kV… Các đường dây này đi qua các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh,…
Đặc biệt, tuyến đường điện cao thế 500kV Bắc – Nam đi qua khá nhiều khu dân cư đông đúc. Từ đây, nhiều người không khỏi lo lắng về nguồn điện từ trường từ cột điện có thể ảnh hưởng sức khỏe.
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tác động của điện từ trường có thể gây nên các bệnh thần kinh, ung thư,… như lời đồn. Song đường điện cao thế vẫn tác động đến đời sống của người dân một cách gián tiếp. Nếu không cẩn thận, không tuân thủ cảnh báo, cũng có thể gây ra tai nạn, đi lại bất tiện…
Do đó, ưu tiên không nên chọn mua nhà gần đường điện cao thế. Việc này để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt cho cả gia đình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mua đất dự án chưa có sổ đỏ
- Những lưu ý khi mua đất chưa có sổ đỏ
- Có nên mua đất ao?
- Có nên mua đất dân cư xây dựng mới?
- Nên mua đất dự án hay đất thổ cư?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có nên mua đất dưới đường dây điện cao thế?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: giá thu hồi đất, tư vấn thủ tục làm sổ đỏ cho đất khai hoang, tư vấn thủ tục chuyển đổ đất thương mại sang đất ở, bồi thường đất trong quy hoạch,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khi dự án công trình lưới điện cao áp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mặt bằng xây dựng, chậm nhất sau mười lăm (15) ngày làm việc chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng và tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp biết. Việc bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất và hỗ trợ khác cho người đang sử dụng đất khi xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mọi tài sản hoặc công trình được tạo lập sau khi đã nhận được thông báo thực hiện dự án mà vi phạm hành lang an toàn theo quy định tại Nghị định này thì buộc phải tháo dỡ phần vi phạm và không được bồi thường, hỗ trợ.
Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:
a) Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai;
b) Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;
c) Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang;
d) Trường hợp đất ở không đủ điều kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.
Theo Điều 22 quy định: “Hỗ trợ chi phí di chuyển”
Ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình được quy định tại Điều 18 và đất được quy định tại Điều 19 Nghị định này, nếu chủ sở hữu nhà ở tự tìm được đất ở mới và có nguyện vọng di chuyển khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, thì tự thực hiện việc di chuyển và được hỗ trợ chi phí di chuyển theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
– Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
Tại Điều 23 quy định “Bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không”
– Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang an toàn lưới điện, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này thì được bồi thường theo quy định hiện hành.
– Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang thuộc loại không phải chặt bỏ và cấm trồng như quy định tại Khoản 3 Điều 12 hoặc cây ngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này thì đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho đường dây dẫn điện trên không và thực hiện bồi thường theo quy định.