Có nên mua xe trộm cắp mà có hay không ?

bởi DuongAnhTho
Có nên mua xe trộm cắp mà có hay không ?

Vì ham rẻ, nhiều người vội vàng quyết định mua một chiếc xe cũ trong khi chiếc xe đó là tang vật của một vụ trộm cắp. Trong trường hợp này, người mua xe có hoàn toàn tay trắng? Để trả lời cho những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề qua bài viết “Có nên mua xe trộm cắp mà có hay không ?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Giao dịch mua bán xe trộm cắp có bị vô hiệu hay không?

Theo Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015, một giao dịch dân sự chỉ được coi là có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện như: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch; Tự nguyện tham gia giao dịch; Mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức của xã hội.

Trong khi đó, điều cấm của luật được hiểu là những quy định của luật không cho phép thực hiện những hành vi nhất định.

Thực hiện giao dịch mua bán xe do trộm cắp mà có là vi phạm quy định nêu trên và trong trường hợp này, giao dịch được coi là vô hiệu. Theo khoản 2 Điều 131 của Bộ luật Dân sự, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên, bên mua xe phải giao lại xe cho cơ quan công an để hoàn trả lại cho người mất và yêu cầu bên bán hoàn trả lại tiền. Nếu bên bán cố tình không trả, bên mua có thể yêu khởi kiện Tòa án.

Có nên mua xe trộm cắp mà có hay không ?

Có nên mua xe trộm cắp mà có hay không ?

Nếu người mua xe biết trước đó là tài sản do trộm cắp mà có nhưng vẫn quyết định mua thì có khả năng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 1: Không hứa hẹn trước về việc mua xe sau khi trộm cắp

Trong trường hợp này, người mua xe sẽ bị xử lý về tội chứa chấp tài sản trộm cắp; hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 323 BLHS 2015.

Cụ thể: “Người nào không hứa hẹn trước và chứa chấp; tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có; thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, … ”. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng, mức phạt tù có thể lên đến 15 năm tù.

Trường hợp 2: Thỏa thuận, hứa hẹn trước về việc mua xe sau khi trộm cắp

Trong trường hợp này, người mua xe có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản với vai trò là đồng phạm.

Theo Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; Người nào trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì; bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm …

Như vậy, việc mua xe trộm cắp là không nên nếu bạn biết trước về hành vi phạm tội của người bán xe kia nhưng vẫn quyết định mua xe; hoặc thỏa thuận, hứa hẹn trước với người này về việc sẽ mua xe sau khi trộm cắp được; thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mỗi tội danh tương ứng.

Mua nhầm xe bị trộm cắp có được hoàn tiền không?

Theo Điều 117 BLDS năm 2015, một giao dịch dân sự chỉ được coi là có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch.

– Tự nguyện tham gia giao dịch.

– Mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức của xã hội.

Vậy với trường hợp này, giao dịch được coi là vô hiệu.

Khoản 2 Điều 133 BLDS 2015 quy định :

“Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình; và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập; thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.”

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba vô hiệu. Trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền, …”.

Như vậy, khi mua nhầm xe bị trộm cắp, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình; bạn cần đến cơ quan công an để trình báo sự việc. Sau đó, người mua khởi kiện người bán tài sản ra tòa để yêu cầu hoàn trả lại số tiền đã mua xe.

Bán xe do người khác trộm cắp mà có thì bị xử lý thế nào?

Trường hợp thứ nhất

Việc người thứ 3 mang xe đi bán là do có bàn bạc, thoả thuận trước với người thứ nhất và người thứ hai thì hành vi của người thứ 3 cấu thành tội trộm cắp tài sản với vai trò đồng phạm.

Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

…”

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

…”

Trường hợp thứ hai

Người thứ 3 hoàn toàn không biết đến kế hoạch trộm cắp tài sản; không hứa hẹn trước nhưng đã thực hiện việc tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tại Điều 323 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp; tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

…”

Căn cứ vào kết quả điều tra, và các tình tiết liên quan đến vụ án; Toà án sẽ xác định tội danh đối với người phạm tội. Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào những tình tiết tăng nặng; tình thiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt cho các bị cáo.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Có nên mua xe trộm cắp mà có hay không ? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào người mua xe ăn trộm phải chịu trách nhiệm hình sự?

Trường hợp 1: Không hứa hẹn trước về việc mua xe sau khi trộm cắp
Trường hợp 2: Thỏa thuận, hứa hẹn trước về việc mua xe sau khi trộm cắp

Người mua có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình khi mua phải xe trộm cắp mà có

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh rơi vào tình cảnh tiền mất tật mang thì trước khi mua xe mọi người cần phải tìm hiểu thật kỹ về nguồn gốc của chiếc xe, xe có giấy tờ hợp pháp không, có trong tình trạng đang bị cầm cố, thế chấp hay tranh chấp gì không… Và đừng quên đi thay đổi đăng ký xe, sang tên chủ mới tại cơ quan có thẩm quyền để xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của mình cũng như có cơ sở giải quyết các vấn đề phát sinh sau này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm