Có phải chết là hết?

bởi Luật Sư X
Có phải chết là hết?
Con người sinh, lão, bệnh rồi tử là quy luật của tự nhiên. Nếu như trong Y khoa, người ta có thuật ngữ “chết sinh học” thì trong giới Luật, người ta có thuật ngữ “chết pháp lý“. Hai thuật ngữ này được hiểu như thế nào? LSX xin chia sẻ trong bài viết dưới đây, mong sẽ giúp bạn đọc hiểu được cơ bản bản chất của vấn đề tuyên bố cá nhân chết theo quy định của pháp luật

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Khi một người chết thì…

Việc một người được xem là chết được xác nhận theo giám định của cơ quan y tế, thể hiện trên giấy báo tử, đây là cái chết sinh học bình thường, là việc chấm dứt các hoạt động hô hấp, trao đổi chất, việc phân chia tế bào chấm dứt vĩnh viễn trên cơ thể người. Theo đó khả năng để thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự sẽ kết thúc khi người đó chết tại Điều 16 bộ luật dân sự 2015: 

Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. 2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. 3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Ví dụ: Ông A tạo ra một khoản nợ khổng lồ rồi chết, ông A sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ.

2. Tuy nhiên, pháp luật còn quy định một kiểu chết khác được gọi là chết pháp lí

Chết pháp lí là việc Tòa án tuyên bố một cá nhân khi đã qua một thời hạn nhất định mà người đó không xác định là còn sống hay đã chết. Pháp luật có quy định cụ thể trường hợp một cá nhân rơi vào trạng thái bị tuyên bố chết pháp lí tại Điều 71 bộ luật dân sự 2015.

Điều 71. Tuyên bố chết

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. 2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Ví dụ: Bạn còn nhớ vụ máy bay MH370 của Malaysia mất tích tháng 3 năm 2013? Theo pháp luật Việt Nam, nếu người tham gia trong chuyến bay có liên quan tới pháp luật, tại thời điểm năm 2019, tòa án sẽ tuyên bố cá nhân này trong chuyến bay đó đã chết.

Khi đó, các thủ tục liên quan sẽ được giải quyết như một người bị chết sinh học tại Điều 72 bộ luật dân sự 2015: 

Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. 2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Trường hợp người bị Tòa án tuyên bố chết xuất hiện thì Tòa án sẽ hủy bỏ tuyên bố cá nhân chết quy định tại Điều 73 bộ luật dân sự 2015:

Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết

1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. 2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây: a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật; b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. 3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. 4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình. 5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Mong bài viết hữu ích, giúp bạn đọc cái nhìn mới về cái chết dưới góc nhìn của pháp luật!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Có phải chết là hết? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm