Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

bởi DuongAnhTho
Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự.

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự có nhiều cơ quan; tổ chức; và cá nhân khác nhau cùng tham gia. Trong đó có một số cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc; tổ chức thi hành án và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các hoạt động tố tụng dân sự. Các cơ quan này được gọi là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự. Để hiểu rõ hơn hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

Là cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự; hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Các cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước; thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự; để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.

Các quyết định của các cơ quạn này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải chấp hành. Hoạt động tố tụng của các cơ quan này mang tính độc lập; không bị lệ thuộc vào các cá nhân, cơ quan và tổ chức khác. Tuy vậy, để bảo đảm được việc giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự đúng pháp luật, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự “phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân… chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình… ”

Thành phần cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

Tòa án Nhân dân

– Tòa án nhân dân tối cao

Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao gồm ( không dưới 13 người và không quá 17 người)

  • Chánh án.
  • Các Phó Chánh án
  • Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

– Tòa án nhân dân cấp cao

Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao gồm các tòa án chuyên trách:

Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao (không dưới 11 người và không quá 13 người)

  • Chánh án.
  • Các Phó chánh án.
  • Thẩm phán tòa án cấp cao.

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm các tòa chuyên trách:

  • Tòa hình sự.
  • Tòa hành chính.
  • Tòa dân sự.
  • Tòa kinh tế.
  • Tòa lao động.
  • Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh:

  • Chánh án.
  • Các Phó chánh án.
  • Thẩm phán tòa án cấp tỉnh.

– Tòa án nhân dân cấp huyện

Các tòa chuyên trách

  • Chánh Tòa.
  • Các Phó chánh tòa.
  • Thẩm phán.
  • Thư ký tòa án.
  • Thẩm tra viên.

Trên đây là những cơ quan tiến hành tố tụng của tòa án.

Viện Kiểm sát Nhân dân

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm các đơn vị:

  • Ủy ban Kiểm sát.
  • Cục, vụ, viện.
  • Cơ quan điều tra.
  • Văn phòng.
  • Trường đào tạo nghiệp vụ.
  • Viện kiểm sát quân sự trung ương.

– Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

  • Ủy ban Kiểm sát.
  • Viện và tương đương.
  • Văn phòng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

– Tòa án nhân dân

  • Thụ lý vụ án dân sự.
  •  Lập và nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự.
  • Tiến hành phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải vụ án dân sự.
  • Xét xử vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
  • Ra các quyết định.

– Viện kiểm sát nhân dân

  • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự của tòa án.
  • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng.
  • Yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị.
  • Tham gia các phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự.
  • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tòa án giải quyết khiếu nại, kiến nghị.

Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng dân sự bao gồm những trách nhiệm cơ bản sau:

– Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự phải tôn trọng nhân dân; và chịu sự giám sát của nhân dân.

– Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật nhà nước; bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; giữ bí mật nghề nghiệp; bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

– Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý; bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật; bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự.”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người tiến hành tố tụng gồm ai?

+ Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án;
+ Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.

Tòa nào có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự?

Toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân cấp cao, toà án nhân dân tỉnh và toà án nhân dân huyện là có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự. Toà án quân sự không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự.

Viện kiểm sát nào có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự, thi hành án dân sự.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân cấp cao; viện kiểm sát nhân dân tỉnh và viện kiểm sát nhân dân huyện có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thi hành án dân sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm