Xin chào Luật sư X. Tôi là người dân, được biết nhà nước ta quản lý đất đai bằng cơ sở dữ liệu đất đai. Tuy nhiên, tới bây giờ tôi vẫn chưa biết cơ sở dữ liệu đất đai là gì? Chính vì vậy, tôi rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư để giải đáp thắc mắc này của tôi, giúp tôi hiểu về vấn đề này. Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?. Mời bạn cùng đón đọc.
- Luật Đất đai năm 2013
- Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT
- Thông tư 05/2017/TT-BTNMT
Nội dung tư vấn
Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?
Theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Luật Đất đai 2013:
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Căn cứ theo thông tư 34/2014/TT-BTNMT, dữ liệu đất đai được định nghĩa như sau:
Dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Như vậy, cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên bằng phương tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu đất đai do cơ quan Trung ương tổ chức xây dựng
- Cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng.
Quy định về cơ sở dữ liệu đất đai do cơ quan Trung ương tổ chức xây dựng
Cơ quan trung ương tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng và cả nước; dữ liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề;
- Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, vùng kinh tế – xã hội;
- Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu khung giá đất, giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là khu vực giáp ranh).
Quy định về cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu địa chính: dữ liệu về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận), hồ sơ địa chính;
- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh; dữ liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh, bổ sung; hệ số điều chỉnh giá đất; giá đất cụ thể; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất; thông tin giá đất trong Phiếu thu thập thông tin về thửa đất.
Nguyên tắc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia
Việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường như sau:
- Việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, khoa học, kịp thời.
- Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải được xây dựng đồng thời và được liên kết, tích hợp với nhau; trường hợp chưa đủ điều kiện thì ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
- Quy mô tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện.
Nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia
Mục tiêu của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia
Mục tiêu của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia là nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công về đất đai và chia sẻ thông tin đất đai với các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân; đồng thời tạo nền tảng dữ liệu phục vụ triển khai, vận hành Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
Phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia
Phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia gồm tập hợp các dữ liệu về đất đai có giá trị pháp lý, có tính chất tổng hợp cấp quốc gia. Theo đó, thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia bao gồm:
- Dữ liệu tổng hợp về địa chính: Dữ liệu không gian (bao gồm cả dữ liệu Bản đồ địa chính đã được kiểm tra, nghiệm thu); Dữ liệu tổng hợp về thửa đất theo địa bàn; Biểu số liệu tổng hợp về địa chính đã được phê duyệt; Dữ liệu về thửa đất;
- Dữ liệu hiện trạng sử dụng đất: Cấp quốc gia; Cấp vùng; Cấp tỉnh;
- Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2010-2020: Cấp quốc gia; Cấp vùng; Cấp tỉnh;
- Dữ liệu giá đất: Khung giá đất; Giá đất giáp ranh; Bảng giá đất;
- Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai: Dữ liệu điều tra đánh giá chất lượng đất; Dữ liệu điều tra đánh giá tiềm năng đất đai; Dữ liệu điều tra đánh giá thoái hóa đất; Dữ liệu điều tra đánh giá ô nhiễm đất; Dữ liệu quan trắc tài nguyên đất.
Đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia
Các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ và cung cấp dịch vụ công về đất đai; quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng thành phố thông minh; xây dựng, vận hành Chính phủ điện tử; Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy định của pháp luật.
Nguồn thông tin sẽ xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia
Nguồn thông tin để xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia bao gồm:
- Dữ liệu tổng hợp địa chính: tổng hợp trực tiếp từ cơ sở dữ liệu hiện có của địa phương, từ việc tổng hợp dữ liệu thửa đất, hồ sơ địa chính ở địa phương;
- Dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai: từ kết quả thống kê, kiểm kê đất đai cấp vùng, cấp cả nước đã được phê duyệt;
- Dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: từ kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp cả nước đã được phê duyệt;
- Dữ liệu giá đất: từ kết quả xây dựng khung giá đất, giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảng giá đất, giá đất cụ thể;
- Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai: từ kết quả điều tra đánh giá chất lượng đất, điều tra đánh giá tiềm năng đất đai, điều tra đánh giá thoái hóa đất, điều tra đánh giá ô nhiễm đất, quan trắc tài nguyên đất.
Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia
Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia bắt buộc chia sẻ theo mặc định: Kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến với các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu quốc gia, của các bộ, ngành, địa phương thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh (LGSP), nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP); Cổng Dịch vụ công quốc gia; Cổng Dữ liệu quốc gia…; Cung cấp dữ liệu trực tiếp ….
Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia chia sẻ theo yêu cầu đặc thù: Cung cấp dữ liệu trực tuyến cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân theo quy định của pháp luật qua Cổng Thông tin đất đai quốc gia; Cổng Dịch vụ công quốc gia; Cổng dữ liệu và Cổng dữ liệu mở ngành tài nguyên và môi trường; Cổng dữ liệu Quốc gia; Cung cấp dữ liệu trực tiếp….
Để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiệu quả, chính xác, Đảng và Nhà nước ta đã có một loạt các quyết sách nhằm xây dựng và vận hành một hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu hiện đại, công khai, minh bạch, hiệu quả và thống nhất trên cả nước, cho phép chia sẻ và tiếp cận rộng rãi hơn đối với các thông tin đất đai, không chỉ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, mà cả khu vực tư nhân và người dân được phép tiếp cận các thông tin và dịch vụ đất đai một cách dễ dàng, minh bạch, công bằng từ đó, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước, hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, quản lý, theo dõi và giám sát việc sử dụng tài nguyên đất, hỗ trợ quá trình cải cách hành chính và phát triển thị trường đất đai, thị trường bất động sản.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến phí chuyển đổi tên sổ đỏ; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 23, Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, cá nhân được hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong tổ chức có chức năng tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự;
– Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành công nghệ thông tin, quản lý đất đai, địa chính, trắc địa bản đồ;
– Có kinh nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tối thiểu 03 năm.
Căn cứ theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, tổ chức được hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong tổ chức có chức năng tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có chức năng tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
– Có các cá nhân đủ điều kiện hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định tại Điều 23 của Thông tư 34/2014/TT-BTNMT như sau:
+ Có ít nhất 10 cá nhân đối với tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện;
+ Có ít nhất 15 cá nhân đối với tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Phạm vi hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm:
– Tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện.
– Tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh.
– Tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.