Con cái có phải trả nợ thay cho bố mẹ không?

bởi Luật Sư X

Chào Luật sư, bố mẹ tôi có vay một khoản nợ 200tr tại ngân hàng; Hiện tại tình hình sức khỏe suy giảm, không còn lao động được nữa. Luật sư cho tôi hỏi Con cái có phải trả nợ thay cho bố mẹ không? Hay bố mẹ tôi vẫn phải tự trả. Mong nhận được tư vấn của Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Bằng bài viết này thì Luật sư X xin đưa ra ý kiến như sau.

Căn cứ pháp ký

Bộ luật dân sự 2015

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn

Luật sư X muốn đưa bạn một bức tranh tổng quan nhất để các bạn hiểu được tận gốc vấn đề đó là con cái có phải trả nợ thay cha mẹ hay không?

Cha mẹ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con cái

Đây là trách nhiệm cũng là nghĩa vụ của cha mẹ khi có con; thực tế thì quy định này đã được Luật hóa tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, đối với con cái chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) thì cha mẹ sẽ có nghĩa vụ về trông nom, chăm sóc, giáo dục … cho con. 

Con cái có phải trả nợ thay cho bố mẹ không?

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên trong thời hạn nhất định. Các bên trao đổi với nhau về số tiền vay, loại tài sản vay, lãi suất cũng như thời hạn vay. Hợp đồng vay không nhất thiết phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, để tránh rủi ro phát sinh, các bên thường lựa chọn ký kết hợp đồng bằng văn bản

Về mặt pháp luật, để đảm bảo một khoản vay thì bố mẹ cần sử dụng tài sản của chính mình; để tăng tính thanh khoản và khả thi cho khoản vay đó. Cha mẹ cũng sử dụng toàn bố số lượng tài sản đã có; để chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

Như vậy, trên phương diện pháp luật; thì đối với những khoản nợ mà cha mẹ không thể trả; thì con cái cũng không có nghĩa vụ để thay mặt trả vì đây là những cá nhân độc lập.

Tuy nhiên, trên thực tế thì nhiều người con vẫn lựa chọn trả nợ thay cho cha mẹ; để tránh sự việc đi quá xa, cũng không thể đứng nhìn cha mẹ khổ cực vì đó là chữ “hiếu”.

Các trường hợp con cái phải trả nợ thay cho bố mẹ

Có hai trường hợp, con phải có nghĩa vụ trả nợ thay cho cha mẹ:

Khi con cái là người bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ

Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay; nếu đến thời hạn mà bên vay không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng.

Như vậy, nếu người con bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ; thì khi đến thời hạn thỏa thuận mà cha mẹ không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ; thì người con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

Khi nhận di sản thừa kế con sẽ phải trả nợ

Việc thừa kế di sản của bố mẹ khi bố mẹ qua đời cũng đồng nghĩa với việc “thừa kế nghĩa vụ trả nợ”. Việc chết đi không làm mất khi nghĩa vụ trả nợ khi người chết vẫn còn di sản.

Trong trường hợp con cái là người được thừa hưởng di sản thừa kế; thì con cái cũng chỉ có trách nhiệm trả nợ trong phần di sản thừa kế đã để lại mà thôi. Có nghĩa là trong trường hợp cha mẹ nợ 1,5 tỷ đồng; nhưng số lượng tài sản để lại được định giá là 1 tỷ; thì con cái chỉ có nghĩa vụ dùng tài sản đó để thanh khoản 1 tỷ đồng; mà không phải bỏ thêm 500 triệu để hoàn tất nghĩa vụ. 

Như vậy, có thể thấy; pháp luật không quy định con cái phải trả nợ thay cha mẹ; trừ trường hợp người con tự nguyện trả nợ; hoặc do đã có thỏa thuận từ trước; hoặc khi người con được nhận thừa kế tài sản do cha mẹ để lại.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Con có phải trả nợ thay cha mẹ không?

Video Luật sư X giải đáp về vấn đề Con cái có phải trả nợ thay cho bố mẹ không

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: Con cái có phải trả nợ thay cho bố mẹ không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo công ty các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, và giải thể công ty tnhh 1 thành viên… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ trả nợ là gì?

Khi hai bên phát sinh quan hệ vay tài sản; thì theo như thỏa thuận; đến thời hạn, bên vay phải có nghĩa vụ trả lại cho bên cho vay tài sản cùng loại, đúng giá trị. Quyền và nghĩa vụ đã được quy định rõ ràng. Bởi vậy; chủ thể vay tài sản phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến thời hạn.

Khoản nợ do người đã mất để lại, nghĩa vụ trả nợ thuộc về ai ?

Nếu còn tài sản; thì người thừa kế của người chết đó vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ thay cho đến khi hết phần di sản thì dừng lại. Nghĩa là; nghĩa vụ này của người chết chỉ trong phạm vi tài sản người đó để lại. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm