Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015.
- Luật Trẻ em 2016.
Nội dung tư vấn
Chắc hẳn ngày nào các bác cũng sẽ thấy từ “Người vị thành niên” xuất hiện trên Internet, liệu các bác có thắc mắc “Người vị thành niên” là gì hay không hoặc mình có phải là “Người vị thành niên” hay không?
Người vị thành niên là một khái niệm không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Người vị thành niện luôn được hiểu là người chưa thành niên và khái niệm này được Nhà nước quy định rất rõ trong Bộ luật Dân sự 2015. cụ thể:
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý
Như vậy, các bác có thể hiểu rằng người vị thành niên hay người chưa thành niên là người dưới mười tám tuổi. Tuy nhiên, các bác không nên đánh đồng người vị thành niên và trẻ em là một nhé. Bởi vì, tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi.”
Theo quy định như trên thì trẻ em và người chưa thành niệm là hai khái niệm khác nhau. Nếu như trẻ em là người dưới 16 tuổi thì người vị thành niên là người dưới 18 tuổi. Mong các bác sẽ không nhầm lẫn hai khái niệm trên nhé.
Vậy từ những phân tích trên thì các bác đã có thể hiểu người vị thành niên là gì và xác định được mình là người vị thành niên hay không. Việc xác định mình có phải là người vị thành niên rất quan trọng vì nó sẽ là điều kiện để áp dụng pháp luật.
Ví dụ: nếu các bác là người vị thành niên và phạm tội hình sự với mức độ đặc biệt nghiêm trọng thì các bác sẽ không bị áp dụng tử hình nếu như tại thời điểm phạm tội hoặc khi xét xử. Điều này được quy định tại Điều 101 Bộ luật hình sự 2015:
Điều 101. Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Mong rằng bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho các bác.
Chúc các bác có một ngày tốt lành!