Di sản hay tài sản của người đã mất được chuyển giao lại cho người còn sống hay người được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Để nhằm hạn chế những hậu quả không đáng có trong việc tranh giành tài sản thừa kế, pháp luật đã quy định khá chi tiết và cụ thể đối với việc phân chia di sản thừa kế, người được hưởng di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người được hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến thừa kế bao quát khá rộng, không chỉ trong lĩnh vực dân sự mà còn bao gồm cả hình sự, hôn nhân và gia đình, đất đai… cho nên nếu không nắm rõ được các quy định về vấn đề này có thể dẫn đến những bất lợi đối với người có quyền được hưởng di sản thừa kế. Vậy những trường hợp nào hiện nay không được hưởng thừa kế theo quy định? Con đã thành niên có được hưởng thừa kế không? Pháp luật quy định về việc hưởng thừa kế đối với con đã thành niên như thế nào?
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn
Con đã thành niên là người như thế nào theo quy định của pháp luật
Căn cứ tại Điều 20 BLDS năm 2015 người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp sau đây:
– Mất năng lực hành vi dân sự
- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, con đã thành niên chính là người đã thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Con đã thành niên có được hưởng thừa kế thừa kế không?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.
Thừa kế được chia thành hai trường hợp thừa kế theo di chúc (quy định tại chương XXII của BLDS năm 2015) và thừa kế theo pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp (quy định chương XXIII của BLDS năm 2015.
* Đối với trường hợp con đã thành niên không được hưởng thừa kế theo di chúc
Căn cứ theo quy định tại Điều 626 BLDS 2015, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015, những trường hợp sau vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, cụ thể:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
– Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động
Theo đó, những đối tượng nêu trên vẫn được hưởng phần di sản thừa kế bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên nếu trong trường hợp này con đã thành niên nhưng bị truất quyền thừa kế hoặc trong di chúc không được chia di sản thừa kế thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế.
Tuy nhiên, đối với trường hợp con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, mặc dù không được chia thừa kế trong di chúc nhưng vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế theo quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015 như đã nêu ở trên.
* Đối với trường hợp con đã thành niên không được hưởng thừa kế theo pháp luật nhưng vẫn được hưởng thừa kế theo di chúc
Căn cứ quy định tại Điều 650 BLDS 2015, nếu trong trường hợp không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm người lập di chúc hoặc cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hoặc chết trước, chết cùng thời điểm người lập di chúc…. thì những người không có tên trong di chúc những thuộc diện được hưởng thừa kế theo pháp luật vẫn được hưởng di sản lần lượt theo hàng thừa kế. Ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều 621 BLDS năm 2015 như sau:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hành vi ngược đãi, hành hạ nghiêm trọng người để lại di sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người đó
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che dấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản
Tuy nhiên, nếu người để lại di sản đã biết về hành vi của những người nêu trên nhưng vẫn cho hưởng di sản theo di chúc, thì những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Như vậy, trường hợp này, nếu con đã thành niên, thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, nhưng người để lại di sản biết hành vi này và vẫn cho hưởng di sản thừa kế thì vẫn được hưởng tư sản thừa kế.
Con đã thành niên thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định của pháp luật?
Căn cứ theo Điều 651 BLDS năm 2015 quy định:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Theo đó, con đã thành niên thuộc hàng thừa kế thứ nhất, không chỉ là con đẻ đã thành niên mà bao gồm cả con nuôi đã thành niên của người chết.
Liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Con đã thành niên có được hưởng thừa kế“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833 102 102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm
- Cháu đích tôn có được hưởng thừa kế di sản hay không?
- Thừa kế quyền sử dụng đất của người nước ngoài
- Thời điểm mở thừa kế tài sản chung vợ chồng tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 654 BLDS năm 2015, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 quy định về thừa kế thế vị và Điều 653 BLDS năm 2015
Căn cứ theo Điều 680 BLDS năm 2015:
1. Thừa kế xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Theo đó, đối với trường hợp con đã thành niên có quốc tịch nước ngoài muốn được hưởng di sản thừa kế ở Việt Nam, thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam nếu trong trường hợp người để lại di sản thừa kế mang quốc tịch Việt Nam; còn nếu người để lại di sản thừa kế mang quốc tịch khác thì sẽ áp dụng theo pháp luật của nước khác.