Thừa kế quyền sử dụng đất của người nước ngoài

bởi Thanh Hằng
Thừa kế quyền sử dụng đất của người nước ngoài

Quyền thừa kế được ghi nhận là quyền của cá nhân trong việc để lại di sản thừa kế và nhận di sản thừa kế. Quy định pháp luật về thừa kế của Việt Nam cũng như của các quốc gia khác trên thế giới đều ghi nhận có hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Vậy đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài thì quyền thừa kế được áp dụng như thế nào? Vậy Thừa kế quyền sử dụng đất của người nước ngoài như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?

Thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự là sự dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người đang sống. Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người sống theo ý nguyện của người chết để lại.

Yếu tố nước ngoài: Theo quy định của BLDS 2015 quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ thuộc trường hợp sau:

  • Trong các bên tham gia có ít nhất một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân có quốc tịch Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Thừa kế có yếu tố nước ngoài: Có thể hiểu là quan hệ thừa kế có ít nhất một trong các bên tham gia là người nước ngoài; đối tượng của quan hệ thừa kế như tài sản, quyền tài sản, nghĩa vụ dân sự ở nước ngoài, hoặc sự kiện dẫn đến phát sinh thừa kế xảy ra ở nước ngoài.

Những di sản nào được cho thừa kế theo pháp luật Việt Nam

Căn cứ theo khoản 1 Điều 680 BLDS 2015 quy định việc thừa kế được xác định theo quy định pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi người đó chết. Theo quy định này có thể hiểu pháp luật Việt Nam căn cứ theo sự kiện chết của người đó diễn tại đâu thì sẽ áp dụng pháp luật của nước đó để chia thừa kế.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Tài sản là vật ,tiền và giấy tờ có giá, có 2 dạng tài sản là Động sản và Bất động sản, việc thừa kế động sản và bất động sản có yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:

Thừa kế động sản có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 680, thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết trừ quy định tại khoản 2 điều luật này. Như vậy đối với thừa kế di sản là động sản căn cứ theo luật quốc tịch,có nghĩa rằng là luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài mà di sản để lại thừa kế là động sản là luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết. Như vậy là công dân có quốc tịch Việt Nam dù chết tại nước nào thì cũng sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để chia thừa kế đối với động sản.

Tuy nhiên, nếu công dân nước ngoài để lại di sản là động sản hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng mà phải áp dụng pháp luật nước người đó có quốc tịch để chia tài sản thừa kế là động sản.

Thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài

Theo quy định của BLDS 2015, bất động sản gồm :

  • Đất đai
  • Nhà cửa, công trình xây xây dựng gắn liền với đất đai như : công trình phụ, nhà vệ sinh, giếng nước, bể nước..
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình nhà ở, ví dụ như điều hòa gắn liền với nhà, Cây cối gắn liền với đất …
  • Tài sản khác theo quy định pháp luật.

Căn cứ khoản 2 Điều 680, Thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Theo pháp luật Việt Nam, bất động sản là một loại tài sản đặc biệt phải được cấp  giấy chứng nhận quyến sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất. Đất đai liên quan đến chủ quyền quốc gia nên không được phép chuyển giao tăng cho đất cho người có quốc tịch nước ngoài

Điều 186 Luật đất đai 2013 thì người nước ngoài đủ điều kiện được mua nhà tại Việt Nam thì sẽ được hưởng thừa kế nhà ở trong thời hạn được nhà nước quy định. Có các quyền mua bán, tặng cho, thừa kế trong thời hạn luật định.

Trường hợp người nước ngoài không đủ điều kiện mua nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của bất động sản đó và đương nhiên không phát sinh quyền thừa kế, mua bán, tặng cho đối với bất động sản.

Thừa kế quyền sử dụng đất của người nước ngoài
Thừa kế quyền sử dụng đất của người nước ngoài

Thừa kế quyền sử dụng đất của người nước ngoài

Tại Khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013, có quy định:

Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

– Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

– Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người nước ngoài chỉ nhận được giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất thừa kế từ cá nhân trong nước. Người được thừa kế là người nước ngoài chỉ được chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất.

Thừa kế của người Việt Nam ở nước ngoài đối với quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Luật nhà ở 2014, đối tượng có quyền sở hữu nhà ở  đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà không thuộc một trong những đối tượng trên thì không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà chỉ được chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất ( tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định pháp luật…)

Khi được thừa kế quyền sử dụng đất, người Việt Nam định cư tại nước ngoài phải tiến hành khai nhận quyền sử dụng đất hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành khai nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời có thể ủy quyền cho người khác trông nom hoặc tạm sử dụng và thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền sử dụng đất được hưởng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thừa kế quyền sử dụng đất của người nước ngoài ?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thủ tục mua bán đất hay tư vấn về chuyển tên sổ đỏ cho con … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài

Khi được thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài, người được thừa kế chuẩn bị hồ sơ khai nhận thừa kế gửi đến văn phòng công chứng hoặc UBND nơi có di sản thừa kế.
Hồ sơ cần có những giấy tờ sau đây:
Đơn yêu cầu công chứng
Giấy chứng tử của bệnh viện hoặc của chính quyền địa phương xác nhận
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đăng kí xe, giấy tờ chứng minh tài sản là di sản khác (nếu có)
Sơ đồ nhà đất, trích lục thửa đất được công chứng chứng thực
Di chúc, hoặc văn bản phân chia di sản thừa kế giữa những người được nhận thừa kế có công chứng
Giấy đăng kí kết hôn; sổ hộ khẩu; giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân; tài liệu giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người cho thừa kế và người nhận thừa kế.
Sau khi hoàn tất hồ sơ khai nhận thừa kế, Văn phòng công chứng hoặc UBND nơi có di sản thừa kế sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ. Nếu hợp pháp sẽ tiến hành công chứng, chứng thực văn bản chia di sản thừa kế.

Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tài Điều 620 – BLDS 2015 thì Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản này nhằm trốn tránh thừa kế nghĩa vụ của người cho thừa kế.
Việc từ chối nhận thừa kế cần phải lập thành văn bản và gửi kèm hồ sơ từ chối nhận thừa kế đến cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ từ chối nhận thừa kế tương tự như hồ sơ nhận thừa kế, kèm theo đơn từ chối nhận thừa kế gửi đến UBND cấp xã hoặc văn phòng công chứng.

Người nước ngoài có được quyền sở hữu nhà ở thừa kế tại Việt Nam 

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
3. Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm