Con nuôi có được nhận toàn bộ di sản thừa kế?

bởi Luật Sư X
Con nuôi có được nhận toàn bộ di sản thừa kế?
Cuộc sống đôi khi có những sự việc mà con người không thể kiểm soát được, cũng như việc sinh con. Không phải cặp vợ chồng nào cũng may mắn sinh được những đứa con của mình. Xuất phát từ sự cảm thông đó, pháp cho phép việc nhận con nuôi. Vậy, con nuôi có được nhận di sản thừa kế từ bố mẹ hay không?  Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Quy định về quyền thừa kế di sản của con nuôi

Quan hệ gia đình được thiết lập giữa con nuôi và bố mẹ kể từ thời điểm đăng ký nhận con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền. Và cũng kể từ thời điểm này, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con nuôi được xác lập. Cụ thể được quy định tại Điều 78 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi

1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

3. Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo đó, rõ ràng, các quyền giữa cha mẹ và con nuôi cũng giống quyền giữa cha mẹ đẻ với con của mình.Cũng được công nhận là một thành viên của gia đình. Mặc dù có thể là không cùng huyết thống, tuy nhiên, đã là con thì đáng được nhận đủ đầy tình yêu thương cũng như các quyền lợi khác như con đẻ của bố mẹ. Pháp luật dân sự 2015 còn quy định rõ hơn về quyền thừa kế tài sản của bố mẹ sau khi qua đời. Qua đó, con nuôi cũng là đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được nhận thừa kế như con đẻ. Cụ thể: theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Quyền bình đăng về vấn đề nhận thừa kế từ bố mẹ rõ ràng đã được quy định như trên. Bởi rằng, khi đã nhận con nuôi, bố mẹ đã tự xác định cho mình nghĩa vụ phải chăm sóc và nuôi dạy con. Bên cạnh đó, cũng phải có những quyền và nghĩa vụ như với con đẻ thì mới có thể hoàn thành trách nhiệm làm cha, làm mẹ. Bởi vậy, quyền được nhận di là là hoàn toàn hợp lý.

2. Khi nào thì con nuôi được hưởng toàn bộ di sản của bố mẹ? 

Căn cứ theo quy định như trên, thì con nuôi sẽ được hưởng di sản thừa kế giống con đẻ. Với việc nhận thừa kế toàn bộ di sản của bố mẹ nuôi thì có hai trường hợp xảy ra: Thứ nhất, bố mẹ chỉ có mình con nuôi ở hàng thừa kế thứ nhất. Theo như phân tích ở trên thì, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai thừa kế trước cho. Như vậy, trường hợp bố mẹ nuôi chỉ có mình con nuôi, thì con nuôi sẽ được quyền thừa kế toàn bộ di sản, trừ trường hợp bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận di sản hay không có quyền nhận di sản. Thứ hai, bố mẹ để lại di chúc với mong muốn để lại toàn bộ tài sản cho con. Ngoài trường hợp phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài như trên thì con nuôi hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế khi được bố mẹ thể hiện ý chí muốn để lại toàn bộ di sản cho con nuôi. Kể cả việc, hàng thừa kế thứ nhất không chỉ có mỗi mình con nuôi. Tài sản thuộc quyền sở hữu của bố mẹ. Việc định đoạt nó ra sao sau khi chết cũng thuộc quyền của bố mẹ. Bởi vậy, bố mẹ nuôi hoàn toàn có quyền chỉ định người thừa kế hợp pháp di sản của mình. Trong đó có trường hợp để lại toàn bộ di sản cho con nuôi. Cụ thể, quyền định đoạt di sản được quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Tuy nhiên, đối với trường hợp này, cần xem xét những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của bố mẹ nuôi. Nghĩa là, đối tượng này vẫn được hưởng thừa kế kể cả khi không có tên trong phần di chúc của bố mẹ. Bao gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động. Cụ thể tại Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Với trường hợp này, con nuôi sẽ nhận phần di chúc ít hơn sau khi đã chia di sản cho các đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luât đã nêu trên.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ dịch vụ giải quyết tranh chấp về thừa kế Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm