Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế và di chúc

bởi Luật Sư X
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế và di chúc
Thừa kế và di chúc là thể hiện ý chí cuối cùng của người người đã khuất đối với hậu thế. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khi mà di chúc không rõ ràng, không có di chúc hợp pháp thì việc chia di sản, tài sản thừa kế lại trở nên khó khăn và dễ dàng gây ra tranh chấp giữa những thành viên trong gia đình. Vì vậy, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nói trên và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp nhất cho thân chủ. 

Di chúc là gì?

Theo quy định của pháp luật thì di chúc được định nghĩa cụ thể tại Điều  624 Bộ luật dân sự 2015, đó là:

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Một người trong cả cuộc đời chắc chắn sẽ có một sự tích lũy, dù lớn dù nhỏ thì chắc hẳn họ đều mong muốn giao cho những người là con cái, những người mình yêu thương. Để giao nhận khối tài sản, di sản này cho hậu thế thì di chúc phải đầy đủ, hợp pháp hoặc được chia theo trình tự pháp luật. Pháp luật cũng quy định cụ thể rằng việc lập di chúc phải được thực hiện khi người đó đang còn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối và đe dọa. Điều 630 Bộ luật dân sự cũng có những quy định hết sức cụ thể về di chúc hợp pháp, đó là:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

 

Thừa kế theo pháp luật

Trong nhiều trường hợp, việc chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc mà dựa trên pháp luật. Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 có định nghĩa thế nào là thừa kế theo pháp luật, cụ thể:

Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Một số trường hợp những di sản thừa kế được cố nhân để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật dù có hay không có di chúc, cụ thể như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tranh chấp thừa kế, di chúc

Trên thực tế, qua quá trình hành nghề luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế thì tôi nhận thấy rằng có rất nhiều trường hợp vi phạm điều nói trên. Những người con đôi khi tự ý lập di sản và lợi dụng tình trạng chăm sóc, lệ thuộc mà ép buộc người thân ký vào những bản di chúc đó. Và tất nhiên việc tranh chấp xảy ra là điều dễ hiểu, tuy nhiên thì bản di chúc như vậy sẽ không được công nhận về mặt pháp lý.

Theo kinh nghiệm của bản thân thì sẽ có một số tranh chấp thường xảy ra trong quá trình nhận di sản thừa kế như sau:

  • Tranh chấp phát sinh của người trực tiếp nuôi dưỡng, phụng dưỡng cha mẹ đối với những anh/ chị em lẩn tránh nghĩa vụ này;
  • Tranh chấp phát sinh với những người ngoài, không cùng huyết thống nhưng lại được nhận thừa kế vì một lý do nào đó;
  • Tranh chấp khi những người đồng thừa kế (anh/ chị/ em) được chia những phần không đều, hoặc không thống nhất phương án chia tài sản thừa kế;
  • Tranh chấp khi các đồng thừa kế không thống nhất được mục đích sử dụng di sản thừa kế (Như là cùng để tài sản cho mục đích thờ cúng, người muốn bán người thì không);
  • Tranh chấp khi phát hiện giả mạo di chúc, tranh chấp giả mạo chữ ký;
  • Tranh chấp khi từ chối nhận di sản, tranh chấp về các nghĩa vụ tài chính sau khi nhận di sản;
  • Tranh chấp khi không nhận được phần di sản thừa kế hoặc không có tên trong di chúc 

Quý vị có thể thấy rằng, tranh chấp phát sinh về di sản thừa kế là tranh chấp dễ xảy ra trong bất cứ trường hợp nào. Các hình thức tranh chấp cũng rất đa dạng và khó để phòng tránh khi không có sự tư vấn hỗ trợ của luật sư về di chúc. Khi có sự tham vấn và theo sát của luật sư thì quý khách sẽ nhận được sự an tâm và hợp pháp, cụ thể như sau:

  • Được tư vấn và hỗ trợ để hiểu cơ bản về pháp luật thừa kế, di chúc;
  • Cung cấp dịch vụ luật sư soạn thảo di chúc hợp pháp;
  • Biết được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình sau khi nhận và không nhận di sản thừa kế;
  • Luật sư là người làm chứng khi kê khai, chia thừa kế để đảm bảo tính pháp lý cao nhất;
  • Đưa ra những chỉ dẫn và giải đáp để đạt được những mục đích và lợi thế trong một vụ việc thừa kế;
  • Luật sư luôn có mặt và đảm bảo các bên thừa kế tuân thủ quy định của pháp luật;
  • Luật sư tranh tụng, đại diện các bên thương thảo, thỏa thuận, tranh tụng về quyền hưởng di sản thừa kế, luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho thân chủ bị xâm phạm quyền;
  • Khi có tranh chấp xảy ra, luật sư trở thành đại diện để làm việc, giải quyết vụ việc cũng như đồng thời tiến hành những giai đoạn tố tụng khi cần thiết.

Vụ việc về thừa kế luôn phức tạp, đặc biệt trong trường hợp gia đình có ý kiến trái chiều hoặc khó đồng thuận. Việc có một luật sư tham gia cùng từ giai đoạn sớm đầu sẽ giúp thân chủ có lợi thế cơ bản để đạt được những gì mình mong muốn. 

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay khi có nhu cầu về Luật sư thừa kế chuyên nghiệp: 0833 102 102

Hân hạnh được phục vụ quý khách!

     
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm