Sau khi một người mất đi phần di sản của họ sẽ được chia thừa kế; việc thừa kế sẽ được thực hiện theo di chúc nếu người chết để lại di chúc; trong trường hợp không có di trúc sẽ được thực hiện chia theo pháp luật. Nhưng có nhiều người đặt vấn đề rằng vậy con rể có được hưởng thừa kế của bố mẹ vợ không? Đây là câu hỏi mà nhiều cánh mày râu mong muốn được giải đáp sau khi được rước về nhà vợ.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Pháp luật quy định như thế nào về thừa kế
Bộ luật dân sự quy định rõ ràng về Quyền thừa kế và người thừa kế tại Điều 609 và 613, cụ thể:
Quyền thừa kế
Điều 609 Bộ luân dân sự đã nêu:
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Người thừa kế
Và Điều 613 quy định về người thừa kế như sau:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Một người; bất kể là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài; là con rể hay con dâu, là người trong hay ngoài huyết thống đều có quyền hưởng thừa kế theo di chúc của một người khác.
Với trường hợp bố mẹ vợ mất nhưng không để lại di chúc, chia thừa kế sẽ được chia theo quy định pháp luật, theo đó phải nằm trong các hàng thừa kế mới được hưởng thừa kế.
Con rể có được hưởng thừa kế của bố mẹ vợ không?
Nếu cha mẹ để lại di chúc dành phần tài sản cho con rể thì con rể được hưởng thừa kế theo di chúc.
Con rể còn có thể được hưởng thừa kế từ cha mẹ vợ trong trường hợp con gái của người để lại di sản thừa kế chết sau khi cha mẹ chết.
Sau khi cha mẹ vợ chết mà không để lại di chúc thì con gái sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Nếu sau đó người này cũng chết thì phần di sản thừa kế mà người này được hưởng từ cha mẹ sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của người này gồm: vợ, chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; con nuôi, con đẻ.
Bởi vậy; người vợ chết sau khi bố mẹ vợ chết thì; con rể có thể được quyền được hưởng thừa kế từ cha mẹ vợ.
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự; những người thừa kế theo pháp luật gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi,;con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột; cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Con rể không thuộc hàng thừa kế nào của bố mẹ vợ; nên con rể cũng không phải là người thừa kế của bố mẹ vợ khi bố mẹ vợ chết không để lại di chúc.
Như vậy; con rể chỉ được hưởng thừa kế từ cha, mẹ vợ trong trường hợp được họ để lại di sản theo di chúc hoặc họ để lại di sản cho vợ mất ngay sau đó.
Mời bạn đọc xem thêm
- Chia thừa kế như thế nào khi người chồng có hai người vợ?
- Có thể để lại di sản thừa kế cho công ty hay không?
Thông tin liện hệ luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Con rể có được hưởng thừa kế của bố mẹ vợ không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Di chúc, căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.
Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Như vây; di chúc được lập khi không minh mẫn sẽ được xem là không hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng“. Theo Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc bằng văn bản gồm:
– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
– Di chúc bằng văn bản có công chứng;
– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.