“Con Sen” cần làm gì khi muốn nuôi Pet chó?

bởi Luật Sư X
pet

Nuôi thú cưng là một trong những sở thích của nhiều bạn trẻ trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, không phải cứ thích nuôi là được, và nuôi như thế nào cũng được. Việc nuôi thú cưng phải đảm bảo được những quy định nhằm tạo điều kiện cho sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền cũng như đảm bảo sự an toàn cho những người xung quanh khi tiếp xúc với thú cưng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Luật chăn nuôi 2018
  • Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT 
  • Bộ Luật dân sự 2015
  • Nghị định 90/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

Việc nuôi thú cưng (chó,mèo) phải được đảm bảo đúng luật, đúng quy trình tối thiểu 4 yêu cầu dưới đây: 

1. Chủ sở hữu thực hiện đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã

Đây là quy định giúp cho cơ quan chính quyền địa phương có thể kiểm soát được vật nuôi trong toàn xã nhằm có những chính sách quản lý, hoặc những điều chỉnh nhất định khi cần thiết. Bởi vậy, tại Điều 1 Quyết định 193/QĐ-TTg quy định như sau: 

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 – 2021” (sau đây gọi chung là Chương trình), gồm một số nội dung chính sau đây:

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Quản lý chó nuôi: Tổ chức quản lý chó nuôi theo hướng Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp trưởng thôn, ấp, bản lập danh sách hộ nuôi chó và thống kê số lượng chó nuôi thực tế trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ cho công tác tiêm phòng vắc-xin Dại triệt để trên đàn chó. Chủ nuôi chó thông báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình.

2. Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó.

Bệnh dại  à một bệnh rất dễ mắc phải nếu con người bị chó cắn. Gần đây, những vụ việc cả nhà tử vong do bị chó dại cắn cũng diễn ra khá nhiều. Bởi vậy mà, căn cứ theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT thì nghĩa vụ tiêm phòng dại cho vật nuôi đặc biệt là chó là nghĩa vụ bắt buộc của chủ sở hữu. 

Điều 3. Các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn

2. Các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người theo quy định tại mục 2 của Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này. Căn cứ bệnh động vật quy định tại mục 2.1 của Phụ lục 07 và Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này, việc giám sát định kỳ được thực hiện như sau:

a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức giám sát bệnh định kỳ đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa do địa phương quản lý;

b) Cục Thú y tổ chức giám sát bệnh định kỳ đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa có vốn đầu tư nước ngoài hoặc do Trung ương quản lý.

Bởi đã là quy định bắt buộc thì việc không thực hiện nó sẽ là hành vi vi phạm pháp luật và chủ sở hữu không thực hiện tiêm phòng sẽ bị xử phạt hành chính đến 800.000 đồng theo quy định tại Điều 2, Nghị định 90/2017/NĐ-CP

Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

3. Phải đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó khi ra đường

Hiện tượng chó thả rông không đeo rọ mõm diễn ra ở rất nhiều nơi trên địa bàn cả nước, nhất là với vùng nông thôn, hoặc các tỉnh nhỏ. Một phần vì nhận thức của chủ chó về sự nguy hiểm của không đeo rọ mõm cho chó của mình sẽ gây ảnh hưởng đến những người đi đường, cũng như gây nguy hiểm cho gia súc, gia cầm của những người khác nuôi chăn thả. Mặt khác, không đeo rọ mõm cho chó cũng sẽ gây nguy hiểm cho chính chó của bạn khi chúng thả rông, ăn phải những thực phẩm gây hại cho sức khỏe của chúng, có khi lại ăn phải bả. Vì vậy theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP,  thì nghĩa vụ đeo rọ mõm cho chó khi ra đường đã được quy định rõ cho chủ sở hữu. Bởi tính nguy hiểm của vật nuôi cho con người là không thể đoán và kiểm soát được. Hành vi này sẽ khiến chủ sở hữu đến 800.000 đồng. 

Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

4. Chủ sở hữu phải bồi thường khi chó gây tai nạn, gây thiệt hại. 

Việc gia súc thả rông gây tai nạn giao thông nó thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu, người sử dụng, người chiếm hữu trâu, bò. Bởi vậy, trách nhiệm sẽ được đặt ra cho người chiếm hữu, người sử dụng vật nuôi gây tai nạn. Cụ thể, tại Điều 603 Luật dân sự 2015: 

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Theo đó, việc để súc vật (trâu bò) gây tai nạn, người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường. Bởi việc kiểm tra, giám sát không chặt chẽ gây tai nạn thì lỗi đó thuộc về người đang chiếm hữu súc vật. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc trâu bò gây tai nạn thì người chiếm hữu, sử dụng cũng phải bồi thường thiệt hại. Nếu chứng minh được lỗi hoàn toàn do người bị hại hoặc do lý do bất khả kháng mà súc vật gây tai nạn thì người chiếm hữu, sử dũng không phải bồi thường. 

Trên đây là những lưu ý khi muốn nuôi chó cảnh nhé. Hãy là một “con Sen” thông minh nhé cả nhà!

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm