Mới đây, tại dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số quy định của Chính phủ về cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã có một số đề xuất nổi bật, được đông đảo dư luận quan tâm. Trong đó có nội dung, công chức sắp được nhận thêm tiền khi nghỉ hưu trước tuổi? Vậy cụ thể quy định này như thế nào, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
Nội dung tư vấn
Thêm trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc
Tại Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định hai trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc gồm:
– Theo nguyện vọng và được cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền đồng ý cho nghỉ hưu theo nguyện vọng.
– Hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ bởi theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ; công chức năm 2008 được sửa đổi; bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2019; nếu trong hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì công chức sẽ bị cho thôi việc.
Tuy nhiên, tại dự thảo này, Bộ Nội vụ đã đề xuất thêm 01 trường hợp được hưởng chế độ thôi việc là:
Công chức có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng
Theo quy định này, nếu công chức có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi; và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì sẽ được cho thôi việc; và được hưởng chế độ thôi việc theo quy định của Nghị định này.
Như vậy, căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định này; công chức sẽ được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Do sắp xếp tổ chức.
– Theo nguyện vọng của bản thân và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
– Có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
– Có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi và đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên.
Công chức sẽ được thêm 1 khoản tiền khi nghỉ hưu trước tuổi?
Theo dự thảo này, công chức sẽ được hưởng chế độ thôi việc trong ba trường hợp (bổ sung thêm một trường hợp so với quy định hiện hành). Do đó, Điều 5 về trợ cấp thôi việc tại Nghị định 46/2010 cũng được Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi như sau:
STT | Trường hợp | Trợ cấp thôi việc |
1 | Có nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý | Mỗi năm làm việc được tính bằng ½ tháng lương hiện hưởng:- Mức lương theo ngạch, bậc.- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo/thâm niên vượt khung/thâm niên nghề- Hệ số chênh lệch bảo lưu – nếu có(Mức thấp nhất bằng một tháng lương hiện hưởng) |
2 | Có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ | |
3 | Có đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi | – Hưởng chế độ thôi việc như trên.- Chế độ hưu trí.- Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.- Nâng bậc lương, nâng ngạch trước hạn:+ Chưa xếp bậc lương cuối cùng mà vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian giữ bậc, không bị kỷ luật, còn thiếu 01 – 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi: Được nâng bậc lương trước hạn để nghỉ hưu.+ Đang hưởng bậc lương cuối cùng/phụ cấp thâm niên vượt khung, đã có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, không bị kỷ luật trong 03 năm cuối trước khi nghỉ hưu: Nâng ngạch liền kề không cần thi để nghỉ hưu. |
Theo bảng này, có thể thấy, do bổ sung thêm một trường hợp được hưởng chế độ thôi việc nên công chức được nghỉ hưu trước tuổi; được nâng bậc lương; nâng ngạch trước hạn; chế độ hưu trí và trợ cấp 03 tháng tiền lương trước khi nghỉ hưu.
Sửa cách xác định thời điểm nghỉ hưu của công chức
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 46 được sửa đổi như sau:
Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Trường hợp hồ sơ của công chức không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí
Trong khi đó, quy định cũ đang nêu:
Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Trường hợp trong hồ sơ của công chức không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Như vậy, cách xác định thời điểm nghỉ hưu trong trường hợp hồ sơ của công chức không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh đã được sửa đổi theo hướng có lợi hơn cho công chức: Thay vì dùng ngày 01/01 của năm liền kề sau năm công chức đủ tuổi nghỉ hưu; theo quy định thì bây giờ đã dùng luôn ngày 01/01 của năm công chức đủ tuổi nghỉ hưu.
Có thể bạn quan tâm:
- Khi nào công chức được nâng bậc lương trước thời hạn?
- Công chức dùng bằng giả có bị đuổi việc không?
- Đối tượng nào không phải cách ly tập trung khi về quê từ vùng dịch?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Công chức sắp được nhận thêm tiền khi nghỉ hưu trước tuổi?”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Luật sư X qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 82 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định: Công chức bị khiển trách; hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng; kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức; cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng; kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật cán bộ công chức 2008 sửa đổi 2019 quy định: Công chức tham gia đào tạo; bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo; bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục; được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.
Chế độ tập sự là khoảng thời gian đào tạo cho người tập sự trước khi chính thức được tuyển dụng; bổ nhiệm công chức và xếp lương. Chế độ tập sự của công chức theo pháp luật hiện hành là không bắt buộc đối với người đã có thời gian công tác; có đóng BHXH bắt buộc bằng; hoặc lớn hơn thời gian tập sự. Trong thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc nêu trên; người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.